Trợ cấp mất việc làm là gì? Quy định về các trường hợp, điều kiện được hưởng trợ cấp mất việc làm & hướng dẫn cách tính trợ cấp mất việc cho người lao động.
Trợ cấp mất việc làm là khoản tiền người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, các lý do về kinh tế hoặc các nguyên nhân khách quan khác.
➤ Các trường hợp được xem là thay đổi cơ cấu, công nghệ bao gồm:
- Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu lao động;
- Thay đổi quy trình, công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, máy móc…
➤ Các trường hợp được xem là vì lý do kinh tế bao gồm:
- Khủng hoảng, suy thoái kinh tế;
- Cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện cam kết quốc tế tuân theo chính sách của nhà nước.
Nhìn chung, bản chất của trợ cấp mất việc chính là khoản tiền đền bù mà phía đơn vị sử dụng lao động đền bù cho nhân viên của mình, bởi nguyên nhân dẫn đến mất việc hầu như đều xuất phát từ phía người sử dụng lao động.
Lưu ý:
Trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc là khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn là một. Mặc dù đều được chi trả bởi người sử dụng lao động nhưng hai loại trợ cấp này vẫn có một số điểm khác nhau như là: bản chất, điều kiện, các trường hợp được hưởng và mức hưởng. Chính vì vậy, bạn cần phân biệt rõ trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc để tránh làm ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
Tìm hiểu thêm:
>> Quy định về chế độ thôi việc;
>> Quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
>> So sánh tiền trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc & mất việc.
Quy định về trợ cấp mất việc làm đối với người lao động
Người lao động sẽ được nhận trợ cấp mất việc làm nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:
- Do thay đổi kinh tế;
- Do NSDLĐ thay đổi quy trình, công nghệ;
- Do NSDLĐ tái tổ chức cơ cấu hoạt động như là:
- Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách;
- Bán hoặc cho thuê;
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Do NSDLĐ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
NLĐ được hưởng trợ cấp mất việc nếu:
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp mất việc làm cho NLĐ như sau:
- Số tiền trợ cấp mất việc được trả tương ứng với số năm làm việc của NLĐ;
- Mỗi năm làm việc, NLĐ sẽ được hưởng 1 tháng tiền lương, nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.
➤ Công thức tính trợ cấp mất việc:
Trợ cấp mất việc |
= |
Tiền lương tính trợ cấp mất việc |
x |
Thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc |
Trong đó:
Tiền lương tính trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi mất việc theo HĐLĐ và được tính đủ 12 tháng. Các trường hợp lẻ tháng sẽ được tính như sau:
- Thời gian làm việc từ dưới 6 tháng: Tiền lương tính trợ cấp bằng 1/2 năm làm việc;
- Thời gian làm việc trên 6 tháng: Tiền lương tính trợ cấp bằng 1 năm làm việc.
➤ Công thức tính thời gian làm việc hưởng trợ cấp mất việc:
Thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc |
= |
Thời gian làm việc thực tế |
- |
Thời gian tham gia BHTN |
- |
Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc |
Trong đó:
- Thời gian làm việc thực tế bao gồm:
- Thời gian làm việc trực tiếp;
- Thời gian thử việc;
- Thời gian được NSDLĐ cử đi học;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, chế độ ốm đau;
- Thời gian nghỉ điều trị do TNLĐ - BNN khi làm việc cho NSDLĐ;
- Thời gian nghỉ thực hiện nghĩa vụ công cho NSDLĐ;
- Thời gian ngừng làm việc không phải lỗi từ NLĐ;
- Thời gian nghỉ hàng tuần;
- Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
- Thời gian làm nhiệm vụ cho tổ chức đại diện NLĐ;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
- Thời gian tham gia BHTN bao gồm:
- Thời gian đã đóng BHTN;
- Thời gian NLĐ thuộc đối tượng không bắt buộc tham gia BHTN nhưng được NSDLĐ trả một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN cho NLĐ khi chi trả tiền lương.
Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt liên quan đến trợ cấp mất việc cho người lao động như sau:
➤ Phạt tiền đối với NSDLĐ nếu có hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc cho NLĐ. Mức phạt sẽ dựa trên số lượng NLĐ mất việc, cụ thể:
Mức phạt tiền |
Số lượng NLĐ mất việc |
1.000.000 - 2.000.000 đồng
|
1 - 10
|
2.000.000 - 5.000.000 đồng
|
11 - 50
|
5.000.000 - 10.000.000 đồng
|
51 - 100
|
10.000.000 - 15.000.000 đồng
|
101 - 300
|
15.000.000 - 20.000.000 đồng
|
Từ 301 trở lên
|
Lưu ý:
Mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
➤ Đối với hành vi không trả đủ số tiền trợ cấp, ngoài bị phạt tiền như trên, NSDLĐ còn buộc trả đủ số tiền trợ cấp mất việc cho NLĐ kèm với khoản tiền lãi của số tiền trợ cấp chưa trả đủ.
Khoản tiền lãi này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm xử phạt.
Các câu hỏi thường gặp về trợ cấp mất việc cho người lao động
1. Trợ cấp mất việc là gì?
Trợ cấp mất việc là khoản tiền người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, các lý do về kinh tế hoặc các nguyên nhân khách quan khác.
>> Xem chi tiết: Trợ cấp mất việc là gì?
2. Trường hợp nào được hưởng trợ cấp mất việc?
4 trường hợp được hưởng trợ cấp mất nghiệp gồm:
- Do nền kinh tế thay đổi;
- Do NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ;
- Do NSDLĐ sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bán, cho thuê hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Do NSDLĐ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
>> Xem chi tiết: Các trường hợp được hưởng trợ cấp mất việc làm.
3. Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm là gì?
NLĐ được hưởng trợ cấp mất việc với điều kiện là có thời gian làm việc thường xuyên cho NSDLĐ ít nhất 12 tháng trước khi mất việc và thuộc 1 trong 4 trường hợp được hưởng trợ cấp mất việc.
>> Xem chi tiết: Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm.
4. Mức hưởng trợ cấp mất việc được quy định như thế nào?
NLĐ đáp ứng các điều kiện được hưởng trợ cấp mất việc thì sau khi nghỉ việc sẽ được hưởng 1 khoản trợ cấp tương ứng cho mỗi năm làm việc bằng 1 tháng tiền lương, nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.
>> Xem chi tiết: Cách tính trợ cấp mất việc cho lao động.
5. Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất nghiệp có bị phạt không?
Có. Mức phạt tiền đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc cho NLĐ dao động từ 1 đến 20 triệu đồng, tùy vào số lượng NLĐ mất việc.
>> Xem chi tiết: Mức xử phạt khi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc cho NLĐ.
6. Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc có phải là một không?
Không. Trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc là 2 khoản trợ cấp hoàn toàn khác nhau.
>> Xem chi tiết: So sánh tiền trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc & mất việc.
Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT