Thương Nhân là gì? Phân loại và đặc điểm của Thương Nhân

Thương nhân là gì? Phân loại thương nhân & đặc điểm của thương nhân theo Luật Thương mại 2005 là gì? HTX, hộ kinh doanh có phải là thương nhân không?

Thương nhân là gì?

Theo Luật Thương mại 2005 thương nhân được định nghĩa như sau:

  • Thương nhân là các tổ chức kinh tế Việt Nam (*) được thành lập hợp pháp, hoặc là cá nhân có tham gia thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh;
  • Thương nhân có quyền tự do hoạt động thương mại trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn, và dưới mọi hình thức mà pháp luật không cấm;
  • Thương nhân được nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp.

(*) Theo Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác có tham gia thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. 

Phân loại thương nhân theo Luật Thương mại 2005

Hiện tại, Luật Thương mại 2005 chưa có quy định cụ thể về các loại hình thương nhân, tuy nhiên dựa vào khái niệm thương nhân ở trên có thể chia thương nhân thành 3 loại cơ bản như sau: 

Dưới đây, Anpha sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về các loại thương nhân.

1. Thương nhân là doanh nghiệp 

Doanh nghiệp là các tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, hoạt động vì mục đích kinh doanh. Mọi doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật đều được xem là thương nhân.

Hiện có 4 loại hình công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam gồm: 

Công ty cổ phần: Là công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Trong đó, cổ đông là các tổ chức, cá nhân… và phải có ít nhất 3 cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong giới hạn số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Công ty hợp danh: Là công ty phải có ít nhất 2 thành viên đồng sở hữu công ty, kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh ban đầu, công ty có thể thêm thành viên góp vốn. Trong đó, thành viên góp vốn là các cá nhân, tổ chức chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Công ty TNHH một thành viên: Là công ty được thành lập bởi một cá nhân hay một tổ chức (gọi chung là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Doanh nghiệp tư nhân:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và cá nhân đó phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời vừa là chủ hộ kinh doanh vừa là thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

2. Thương nhân là hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh là tổ chức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình cùng tham gia góp vốn đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động kinh doanh của hộ thông qua tài sản của mình.

Trường hợp cá nhân kinh doanh được xem là thương nhân nếu có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ điều kiện kinh doanh và có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Thương nhân là hợp tác xã, liên hiệp HTX

➤ Hợp tác xã:

  • Hợp tác xã là loại hình tổ chức kinh doanh do nhiều thành viên đồng sở hữu, tự quản lý và vận hành doanh nghiệp theo nguyên tắc cộng tác và cùng chia sẻ lợi ích;
  • Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có tối thiểu 7 thành viên tự nguyện thành lập, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, tạo việc làm.

➤ Liên hiệp HTX:

  • Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện cộng tác thành lập, đồng sở hữu và tương trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các liên hiệp hợp tác xã thành viên;
  • Liên hiệp HTX có tư cách pháp nhân và hoạt động dựa trên nguyên tắc của hợp tác xã. 

-------

Ngoài cách phân loại cơ bản trên, có thể chia thương nhân theo nhiều cách khác, chẳng hạn như: 

  • Theo tư cách pháp nhân:
    • Thương nhân có tư cách pháp nhân: công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần và công ty hợp danh;
    • Thương nhân không có tư cách pháp nhân: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.
  • Theo hình thức tổ chức:
    • Thương nhân là doanh nghiệp: công ty và doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp;
    • Thương nhân không phải là doanh nghiệp: hộ kinh doanh, hợp tác xã và liên hiệp HTX.
  • Theo loại tài sản:
    • Thương nhân chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn: công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã và liên hiệp HTX;
    • Thương nhân chịu trách nhiệm tài sản vô hạn: doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và công ty hợp danh.
  • Theo quốc tịch: 
    • Thương nhân Việt Nam là thương nhân được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, được pháp luật Việt Nam công nhận;
    • Thương nhân nước ngoài là thương nhân được đăng kinh thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài, được pháp luật nước ngoài công nhận.

Như vậy, có thể thấy dù bạn có phân chia theo cách nào thì cũng đều quay về 3 loại hình thương nhân chính đó là doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã - liên hiệp HTX.

Bạn có thể tham khảo thêm về cách phân biệt các loại hình thương nhân trên tại bài viết sau đây: 

>> So sánh doanh nghiệp, hộ kinh doanh, liên hiệp hợp tác xã và liên liên hiệp HTX.

4 đặc điểm của thương nhân 

Như khái niệm Anpha chia sẻ ở trên, cá nhân, tổ chức được xem là thương nhân nếu có đầy đủ các đặc điểm sau:

1. Thương nhân phải hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, sản xuất và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục đích sinh lợi.

2. Thương nhân phải hoạt động thương mại độc lập

Hoạt động thương mại độc lập có nghĩa là thương nhân tự do kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại mà không phụ thuộc hoặc không chịu sự điều hành trực tiếp từ bên thứ 3. 

Ví dụ: 

Một công ty tư nhân nhỏ được coi là thương nhân, nhưng một chi nhánh hay văn phòng đại diện của một công ty lớn thì không được coi là thương nhân vì nó không hoạt động độc lập mà phải chịu sự điều hành từ công ty mẹ.

3. Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên

Hoạt động thương mại thường xuyên nghĩa là việc thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, sản xuất, phân phối và các hoạt động kinh doanh khác một cách liên tục, đều đặn mà không phải là hoạt động tạm thời hay ngắn hạn.

Ví dụ: 

Một cá nhân sản xuất và bán bánh trung thu hàng năm nhưng chỉ bán duy nhất vào dịp Tết Trung thu thì không được xem là thương nhân.

4. Thương nhân phải đăng ký kinh doanh

Thương nhân bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu chưa đăng ký kinh doanh thì thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật Thương mại 2005 và các quy định khác của pháp luật.

Việc đăng ký kinh doanh là cơ sở để cơ quan nhà nước công nhận sự ra đời và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thương nhân trong các hoạt động thương mại.

Tùy vào hình thức kinh doanh mà thương nhân sẽ được cấp các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khác nhau. Cụ thể:

Ví dụ:

Các cá nhân bán hàng rong mỗi ngày có sinh lợi nhưng không được xem là thương nhân vì không có đăng ký kinh doanh.

Câu hỏi thường gặp về các loại thương nhân Việt Nam

1. Thương nhân là gì?

Thương nhân là các tổ chức kinh tế Việt Nam (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác có tham gia thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh) được thành lập hợp pháp hoặc là cá nhân có tham gia thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

>> Xem chi tiết: Thương nhân là gì? 

2. Chủ thể nào là thương nhân?

Thương nhân gồm các chủ thể sau: 

  • Thương nhân là doanh nghiệp;
  • Thương nhân là hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh;
  • Thương nhân là liên hiệp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

>> Xem chi tiết: Phân loại thương nhân theo Luật Thương mại.

3. Trường đại học có phải là thương nhân không?

Có. Trường đại học được đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động độc lập và thường xuyên nên được xem là thương nhân.

>> Xem chi tiết: Đặc điểm của thương nhân.

4. Hộ kinh doanh có phải là thương nhân không?

Có. Hộ kinh doanh là 1 trong 3 loại hình thương nhân cơ bản.

>> Xem chi tiết: Phân loại thương nhân theo Luật Thương mại.

5. Hợp tác xã có phải là thương nhân không? 

Có. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xem là thương nhân.

>> Xem chi tiết: Phân loại thương nhân theo Luật Thương mại.

7. Thương nhân có phải đăng ký kinh doanh không?

Có. Thương nhân bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

>> Xem chi tiết: Đặc điểm của thương nhân. 

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH