Tổ chức kinh tế là gì? Các loại hình tổ chức kinh tế ở Việt Nam

Tổ chức kinh tế là gì? Tìm hiểu: những loại hình tổ chức kinh tế tại Việt Nam, các quy định khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế.

Tổ chức kinh tế là gì?

Nhằm giúp cho nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển, nhà nước đã đề ra nhiều quy định, chính sách để thúc đẩy các nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, hình thức tổ chức kinh tế ngày một trở nên rộng rãi và chiếm vai trò to lớn đối với nền kinh tế.

Vậy tổ chức kinh tế là gì? Căn cứ theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế là tổ chức bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức kinh tế được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. 

6 đặc điểm của tổ chức kinh tế

Xét theo khái niệm ở trên, ta có thể hiểu tổ chức kinh tế mang những đặc điểm sau:

  1. Tổ chức kinh tế được đăng ký thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  2. Là tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam;
  3. Có tên riêng, có địa chỉ cụ thể và tài sản để hoạt động;
  4. Có điều lệ và cơ cấu tổ chức minh bạch, rõ ràng;
  5. Có hình thức hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể;
  6. Không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI company).

Xem thêm:

>> So sánh doanh nghiệp và hợp tác xã;

>> Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

3 loại hình tổ chức kinh tế

Tổ chức kinh tế được biết đến với những loại hình đặc trưng sau:

  • Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có tên riêng, có tài sản để hoạt động và có trụ sở giao dịch. Doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. 

Hiện nay tại Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty cổ phần;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

>> Xem thêm: So sánh các loại hình doanh nghiệp.

  • Hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, được thành lập bởi sự tự nguyện của ít nhất 7 thành viên trở lên. Các thành viên đồng sở hữu cùng hỗ trợ lẫn nhau thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Tương tự như doanh nghiệp, hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân.

  • Liên hiệp hợp tác xã

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập từ 4 hợp tác xã trở lên và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các hợp tác xã thành viên. Liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc của hợp tác xã và có tư cách pháp nhân.

>> Tham khảo thêm: Phân biệt các loại hình kinh doanh (hợp tác xã, liên hiệp HTX, doanh nghiệp và hộ kinh doanh).

4 hình thức hoạt động của tổ chức kinh tế

Hiện nay ở Việt Nam, tổ chức kinh tế được hoạt động dưới 4 hình thức bao gồm:

  • Kinh tế quốc doanh

Do nhà nước kinh doanh và sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, tồn tại dưới dạng công ty cổ phần, công ty nhà nước hoặc công ty TNHH. Hình thức này giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt;

  • Kinh tế tập thể

Là hình thức hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng nhau có lợi, do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh, được tổ chức dưới nhiều hình thức như hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

  • Kinh tế cá thể (tư nhân)

Có cơ cấu bao gồm kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân. Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động;

  • Tổ chức kinh tế khác

Tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

Lưu ý: Mỗi loại hình tổ chức kinh tế sẽ có những quy định riêng về tổ chức và hoạt động.

Các quy định khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là việc nhà đầu tư góp vốn vào thành lập một tổ chức có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh để sinh ra lợi nhuận. Đối với từng loại hình tổ chức kinh tế đã nêu ở bên trên, khi thành lập sẽ có những điều kiện và quy định riêng. Vì vậy nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế nên tìm hiểu và tham khảo pháp luật tương ứng với từng loại hình kinh tế cụ thể.

Một số quy định cơ bản khi thành lập tổ chức kinh tế:

  • Về chủ thể đăng ký thành lập tổ chức kinh tế: Tất cả các tổ chức, ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cá nhân là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự, đều có quyền góp vốn đầu tư hoặc đứng ra đại diện thành lập tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Về ngành nghề kinh doanh: Tổ chức kinh tế chỉ được đăng ký đầu tư kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm và nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam;
  • Về tên của tổ chức kinh tế: Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các tổ chức kinh tế khác, đồng thời cũng không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước;
  • Tổ chức kinh tế phải có trụ sở chính nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể và có số điện thoại;
  • Đối với các dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ cơ quan thẩm quyền trước khi thực hiện hoạt động đầu tư.

Xem thêm: 

>> Điều kiện thành lập doanh nghiệp;

>> Điều kiện thành lập hợp tác xã.

Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đối với nhà đầu tư trong nước khi thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư, chủ thể chỉ cần nộp hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật tương ứng với loại hình của tổ chức kinh tế.

1. Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế dưới loại hình doanh nghiệp

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố, nơi dự kiến đặt trụ sở của tổ chức kinh tế hoặc nộp online thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bộ hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế (thành lập doanh nghiệp) bao gồm:

  • Văn bản điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Bản danh sách cổ đông sáng lập (nếu là công ty cổ phần);
  • Danh sách các thành viên của tổ chức (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật của doanh nghiệp);
  • Bản sao chứng thực không quá 6 tháng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.

>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức kinh tế.

Lưu ý:

Tại hầu hết các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương... không áp dụng hình thức nộp hồ sơ trực tiếp mà chỉ nộp online. Vậy nên, cần xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp thành lập để tránh mất nhiều thời gian khi đăng ký.

>> Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty.

—---------

Để tiết kiệm thời gian đăng ký và đảm bảo được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đúng với tiến độ công việc dự kiến, nhà đầu tư có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Kế toán Anpha nhé.

2. Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế dưới loại hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thành lập HTX, liên hiệp HTX online qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã, hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế toán thuộc UBND cấp huyện đối với HTX, tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT đối với liên hiệp HTX.

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập HTX/liên hiệp HTX;
  • Nghị quyết hội nghị thành lập HTX/liên hiệp HTX;
  • Văn bản điều lệ hợp tác xã, liên hiệp HTX;
  • Phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã/liên hiệp HTX;
  • Danh sách các thành viên, hội đồng quản trị, ban quản lý và ban kiểm soát HTX/liên hiệp HTX.

>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ thành lập hợp tác xã.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ hoặc gửi văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Lưu ý:

Mức lệ phí đăng ký thành lập HTX, liên hiệp HTX mỗi nơi có thể sẽ khác nhau được quy định bởi cơ quan đăng ký tại địa phương.

>> Tham khảo: Thủ tục thành lập hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã.

—---------

Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ thành lập hợp tác xã tại Kế toán Anpha để được hỗ trợ trọn gói các thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã và nhận được giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nhanh chóng mà không cần mất quá nhiều công sức, thời gian thực hiện.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư có thể thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Trường hợp dự án đầu tư cần chấp thuận chủ trương của cơ quan thẩm quyền thuộc Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Các câu hỏi có liên quan về tổ chức kinh tế

1. Ai được quyền thành lập tổ chức kinh tế?

Tất cả các tổ chức (*) và các cá nhân là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền góp vốn đầu tư hoặc đứng ra đại diện thành lập tổ chức kinh tế.

(*) Ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và thực hiện các hoạt động đầu tư ở Việt Nam thì gọi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài được xem là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc các tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài.


3. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là gì?

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là việc nhà đầu tư góp vốn vào thành lập một tổ chức có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã, trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh để sinh ra lợi nhuận.


4. Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thực hiện như thế nào?

Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thành lập tổ chức kinh tế;
  • Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư cần chấp thuận chủ trương của cơ quan thẩm quyền thuộc Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020);
  • Bước 3: Thực hiện dự án đầu tư.

>> Tham khảo: Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.


5. Nhà đầu tư được phép góp vốn vào tổ chức kinh tế theo những cách nào?

Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo hình thức:

  • Góp vốn vào công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào công ty TNHH;
  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc 2 trường hợp kể trên.

>> Tham khảo: Các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư 2020.


6. Mục đích của tổ chức kinh tế là gì?

Tổ chức kinh tế là tổ chức lập ra để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh, marketing… như các tập đoàn, các công ty liên doanh liên kết. Mục đích sau cùng của tổ chức kinh tế chính là lợi nhuận.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH