Cách thành lập công ty người mẫu: thủ tục, mã ngành, điều kiện thành lập & hoạt động của trung tâm - trường đào tạo người mẫu (lĩnh vực hoạt động giáo dục).
Công ty đào tạo và quản lý người mẫu là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm công ty đào tạo và quản lý người mẫu (gọi chung là công ty người mẫu). Song, bạn có thể hiểu, đây là thuật ngữ dùng để chỉ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ giảng dạy, đào tạo nghề người mẫu bậc trình độ sơ cấp với thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm nhưng phải bảo đảm tối thiểu là 300 giờ học, bao gồm:
- Đào tạo người mẫu ảnh;
- Đào tạo người mẫu nhí;
- Đào tạo trình diễn catwalk…
Ngoài ra, công ty cũng đại diện cho người mẫu để hoạt động trong ngành công nghiệp thời trang, có trách nhiệm tìm kiếm việc làm, quản lý công việc cho người mẫu và thu lợi nhuận dưới hình thức nhận thù lao theo thỏa thuận giữa công ty và người mẫu.
Điều kiện thành lập công ty người mẫu
Đào tạo và quản lý người mẫu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, để có thể mở công ty người mẫu hoặc trường đào tạo người mẫu nói chung, ngoài các điều kiện thành lập công ty cơ bản (tuân thủ các quy định về tên công ty, vốn, địa chỉ trụ sở…), bạn cần đáp ứng thêm 2 điều kiện ngành nghề được quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Nghị định 15/2019/NĐ-CP như sau:
➨ Điều kiện thành lập công ty người mẫu theo hình thức trung tâm giáo dục nghề nghiệp:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
- Đảm bảo diện tích đất địa điểm sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất tối thiểu là 1.000 m2;
- Vốn đầu tư thành lập công ty đào tạo người mẫu là nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và đạt mức tối thiểu là 5 tỷ đồng.
➨ Điều kiện hoạt động giáo dục nghề người mẫu:
- Có giáo viên cơ hữu (có hợp đồng lao động) cho nghề người mẫu;
- Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp;
- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi đảm bảo nằm trong mức tối đa là 25 học sinh/giáo viên;
- Đội ngũ giảng viên đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật;
- Diện tích bình quân nhỏ nhất của phòng học lý thuyết, phòng thực hành phục vụ cho mục đích học tập, đào tạo, giảng dạy nghề người mẫu là 4m2/chỗ học;
- Có bộ chương trình, giáo trình đào tạo nghề người mẫu đầy đủ, được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi đã xem xét và đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, doanh nghiệp thực hiện lần lượt 2 thủ tục sau để thành lập công ty, trung tâm đào tạo và quản lý người mẫu theo đúng quy định pháp luật.
1. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty người mẫu
Có thể nói, đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc khi thành lập công ty, doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm 3 bước sau:
➨ Bước 1: Lựa chọn loại hình thành lập công ty
Tùy vào mục đích hoạt động, định hướng kinh doanh của cá nhân/tổ chức mà bạn có thể lựa chọn loại hình thành lập là công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân sao cho phù hợp.
>> Xem thêm: Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp.
➨ Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty người mẫu
Chi tiết hồ sơ đăng ký thành lập công ty đào tạo và quản lý người mẫu bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty người mẫu;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Giấy ủy quyền (nếu cần);
- Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật của công ty và người được ủy quyền nộp hồ sơ (thời hạn không quá 6 tháng).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký thành lập công ty người mẫu.
Lưu ý:
Mã ngành đăng ký hoạt động công ty người mẫu (trường đào tạo người mẫu) theo hình thức trung tâm giáo dục nghề nghiệp:
- Mã ngành 8552: Giáo dục văn hóa nghệ thuật;
- Mã ngành 8531: Đào tạo sơ cấp (chi tiết: đào tạo nghề người mẫu ảnh, người mẫu nhí, catwalk…).
➨ Bước 3: Nộp hồ sơ và chờ kết quả
Sau khi hoàn thành soạn thảo hồ sơ, bạn tiến hành nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư, nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính. Sau khoảng 3 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở sẽ xem xét và xử lý hồ sơ như sau:
- Cấp giấy phép kinh doanh công ty đào tạo và quản lý người mẫu (trong trường hợp hồ sơ hợp lệ);
- Gửi văn bản thông báo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ).
Lưu ý:
Hình thức nộp hồ sơ có thể là:
>> Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT, nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính;
>> Nộp gián tiếp thông qua đường bưu điện;
>> Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia bằng cách sử dụng chữ ký số (token) hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
>> Xem thêm: Hướng dẫn nộp hồ sơ thành lập công ty người mẫu qua mạng.
--------------
Với hơn 17 năm kinh nghiệm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, kế toán - thuế, Anpha sẽ giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục cần thiết để mở công ty quản lý, đào tạo người mẫu và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ sau khoảng 3 ngày làm việc với mức phí tốt nhất thị trường.
>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ thành lập công ty người mẫu tại Anpha.
GỌI NGAY
2. Thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu
Vì đào tạo và quản lý người mẫu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên ngoài xin giấy phép kinh doanh, bạn cần thực hiện thêm thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (giấy phép con):
Theo Khoản 11 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu bao gồm:
- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu;
- Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu;
- Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập công ty người mẫu theo hình thức trung tâm giáo dục nghề nghiệp (*).
Số lượng: 1 bộ.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu.
(*): Chỉ cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính của công ty.
➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho công ty đào tạo và quản lý người mẫu.
Dưới đây là 3 cách thức nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp mà bạn có thể áp dụng:
- Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Nộp gián tiếp thông qua dịch vụ bưu chính VNPost;
- Nộp trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động giáo dục nghề người mẫu.
➨ Quy trình xử lý hồ sơ:
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thẩm tra hồ sơ và trả kết quả là giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, Sở sẽ gửi văn bản nêu rõ lý do.
Tiếp theo, trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành:
- Công khai giấy chứng nhận trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;
- Cập nhật cơ sở dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và gửi giấy chứng nhận đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty người mẫu
1. Điều kiện thành lập công ty đào tạo và quản lý người mẫu là gì?
Để thành lập công ty đào tạo, quản lý người mẫu ảnh, công ty đào tạo, quản lý người mẫu nhí… bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
- Đảm bảo diện tích đất địa điểm sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất tối thiểu là 1.000 m2;
- Vốn đầu tư thành lập công ty đào tạo người mẫu là nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và đạt mức tối thiểu là 5 tỷ đồng.
2. Mã ngành đăng ký thành lập công ty người mẫu là gì?
Mã ngành đăng ký thành lập công ty đào tạo và quản lý người mẫu:
- 8531: Đào tạo sơ cấp (chi tiết: đào tạo nghề người mẫu ảnh, người mẫu nhí, catwalk…);
- 8552: Giáo dục văn hóa nghệ thuật.
3. Muốn mở công ty người mẫu cần thực hiện những thủ tục nào?
Dưới đây là 2 thủ tục bạn cần thực hiện khi mở công ty đào tạo và quản lý người mẫu theo hình thức trung tâm giáo dục nghề nghiệp:
- Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty người mẫu;
- Thủ tục xin giấy phép đào tạo nghề người mẫu.
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty người mẫu.
4. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu bao gồm những gì?
Chi tiết hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu:
- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu;
- Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu;
- Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập công ty người mẫu theo hình thức trung tâm giáo dục nghề nghiệp (nếu doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu.
5. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề người mẫu ở đâu?
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho công ty đào tạo và quản lý người mẫu.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.