
Các trường hợp được chấm dứt nuôi con nuôi. Ai được quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi? Hồ sơ, chi phí thực hiện thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi.
Chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là một thủ tục pháp lý quan trọng, đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của cả cha mẹ nuôi và con nuôi.
Nếu bạn có nhu cầu thực hiện thủ tục này, hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và làm theo đúng quy trình mà Kế toán Anpha hướng dẫn trong bài viết dưới đây để tiết kiệm thời gian và chi phí không cần thiết.
Nhận nuôi con nuôi là quá trình thiết lập mối quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi, được pháp luật bảo hộ sau khi thực hiện thủ tục nhận con nuôi hợp pháp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc chấm dứt nuôi con nuôi được chấp nhận trong 4 trường hợp sau:
- Con nuôi đã đủ tuổi thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
- Con nuôi bị kết án với một trong các tội danh cố ý gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc thực hiện hành vi phá hoại tài sản của họ;
- Cha mẹ nuôi bị kết án do phạm một trong các tội danh cố ý gây hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Vi phạm các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như:
- Bắt cóc, mua bán trẻ em;
- Có sự phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ;
- Sử dụng giấy tờ giả mạo để thực hiện việc nhận nuôi con nuôi;
- Lợi dụng việc nhận con nuôi để trục lợi, bóc lột lao động, xâm hại tình dục;
- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em ruột nhận nhau làm con nuôi…
Sau khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt, quyền và nghĩa vụ giữa hai bên cũng chấm dứt theo quyết định của Tòa án. Nếu con nuôi chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự, Tòa án sẽ quyết định giao con cho cha mẹ ruột hoặc tổ chức bảo trợ chăm sóc phù hợp với lợi ích của trẻ.
>> Xem thêm: Dịch vụ làm thủ tục nhận con nuôi.
II. Ai có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì các cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi gồm:
- Cha mẹ nuôi;
- Con nuôi đã thành niên;
- Cha mẹ ruột hoặc người giám hộ hợp pháp của con nuôi;
- Cơ quan phụ trách lao động, thương binh và xã hội hoặc Hội liên hiệp phụ nữ trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi.
Bài viết liên quan:
>> Tổng hợp quy định về người giám hộ;
>> Thủ tục đăng ký người giám hộ.
III. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi thuộc về Tòa án nhân dân căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc sẽ trực tiếp xử lý đơn yêu cầu.
IV. Bộ hồ sơ - Mẫu đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
Người có yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự và gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để xem xét và xử lý.
Hồ sơ chấm dứt nuôi con nuôi gồm:
- Đơn yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi (*);
- Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi;
- Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu:
- CMND/CCCD;
- Giấy xác nhận thông tin cư trú.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh vi phạm hoặc lý do chấm dứt nuôi con nuôi (nếu có).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi.
Ghi chú:
(*): Nội dung đơn yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi cần bao gồm các thông tin sau:
- Ngày, tháng, năm lập đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự;
- Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email (nếu có) của người yêu cầu;
- Nội dung cụ thể đề nghị Tòa án xem xét, kèm theo lý do, mục đích và căn cứ cho yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
- Họ tên, địa chỉ của các cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có);
- Các thông tin khác mà người yêu cầu cho rằng cần thiết để hỗ trợ việc giải quyết yêu cầu;
- Nếu người yêu cầu là cá nhân, phải ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp là cơ quan, tổ chức, đại diện hợp pháp cần ký tên và đóng dấu xác nhận.
V. Chi phí thực hiện thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, mức lệ phí khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là 300.000 đồng.
>> Xem thêm: Các mức lệ phí Tòa án - Cập nhật liên tục.
VI. Câu hỏi liên quan đến quy định, thủ tục chấm dứt đăng ký nuôi con nuôi
1. Khi nào được chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc chấm dứt nuôi con nuôi được chấp nhận trong các trường hợp sau:
- Con nuôi đã đủ tuổi thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
- Con nuôi bị kết án với một trong các tội danh cố ý gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc thực hiện hành vi phá hoại tài sản của họ;
- Cha mẹ nuôi bị kết án do phạm một trong các tội danh cố ý gây hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Vi phạm các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
>> Tham khảo thêm: Trường hợp được chấm dứt nuôi con nuôi.
2. Ai có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi?
Các cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi gồm:
- Cha mẹ nuôi;
- Con nuôi đã thành niên;
- Cha mẹ ruột hoặc người giám hộ hợp pháp của con nuôi.
- Cơ quan phụ trách lao động, thương binh và xã hội hoặc Hội liên hiệp phụ nữ trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật liên quan đến việc nuôi con nuôi.
3. Chi phí chấm dứt nuôi con nuôi là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, mức lệ phí khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là 300.000 đồng.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT