Điều kiện kinh doanh tiệm vàng - Thủ tục, cách mở tiệm vàng

Có nên kinh doanh vàng không? Mua bán vàng là ngành nghề có điều kiện? Làm sao để mở tiệm vàng? Điều kiện kinh doanh vàng, bạc, đá quý gồm những gì?

Vàng là tài sản có giá trị cao, vậy nên đầu tư kinh doanh vàng, bạc, đá quý hay trang sức nói chung cũng sẽ mang lại lợi nhuận không hề nhỏ. Tuy nhiên, vì tính chất nhạy cảm và khá đặc thù nên kinh doanh vàng thuộc lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện. Vậy muốn mở tiệm vàng, bạc, đá quý nói chung thì bạn cần những điều kiện và giấy phép nào? Cùng Kế toán Anpha tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé.

Điều kiện đăng ký kinh doanh vàng miếng, bạc, đá quý, trang sức mỹ nghệ

Căn cứ vào Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó tùy vào chi tiết hoạt động là sản xuất vàng hay kinh doanh vàng mà cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

1. Điều kiện đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng

Để có thể hoạt động sản xuất vàng thì doanh nghiệp phải được ngân hàng nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng, đồ trang sức, mỹ nghệ nói chung. Và để được cấp giấy phép này thì doanh nghiệp phải đảm bảo 2 điều kiện:

  • Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mã ngành liên quan việc sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
  • Có địa điểm cố định, có cơ sở vật chất và đầy đủ các trang thiết bị để hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

2. Điều kiện đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, mua bán vàng

Cũng theo Nghị định 42 thì một doanh nghiệp được phép buôn bán vàng, đồ trang sức, mỹ nghệ nếu có đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có các mã ngành liên quan việc mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ;
  • Có địa điểm cố định, có cơ sở vật chất và đầy đủ các trang thiết bị để kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Hướng dẫn thủ tục mở tiệm vàng - Cách đăng ký kinh doanh tiệm vàng

Từ điều kiện chung mà Anpha chia sẻ ở nội dung trên bạn có thể thấy, muốn mở tiệm vàng thì bạn bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh (thành lập công ty) mà không được phép hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh.

Và để mở công ty buôn bán vàng, trước hết bạn cần xác định loại hình thành lập. Tùy vào vốn điều lệ, khả năng tài chính cũng như quy mô hoạt động mà bạn có thể chọn lựa 1 trong các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty TNHH (công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

Ngoài 4 loại hình doanh nghiệp trên, bạn có thể đăng ký thành lập tổ chức tín dụng kinh doanh mua bán trang sức vàng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật (theo Luật Các tổ chức tín dụng). Tổ chức tín dụng bao gồm các loại hình doanh nghiệp như: ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

>> Có thể bạn quan tâm: So sánh ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp.

------

Trong phạm vi bài viết này, Kế toán Anpha sẽ tập trung hướng dẫn cho bạn cách mở tiệm vàng dưới mô hình doanh nghiệp. 

1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh, mở tiệm vàng trang sức

Dù bạn chọn loại hình thành lập công ty là gì thì về cơ bản các đầu mục hồ sơ đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị cũng không mấy khác biệt.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tiệm vàng:

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh vàng (*);
  • Danh sách cổ đông (nếu bạn chọn loại hình công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (nếu bạn chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người đại diện làm thủ tục mở tiệm vàng không phải là đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên hoặc cổ đông và người đại diện làm hồ sơ.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty - Đầy đủ các loại hình doanh nghiệp.

(*) Một số mã ngành nghề kinh doanh vàng bạn có thể tham khảo như sau:

  • Mã ngành 4662: Bán buôn kim loại và quặng kim loại. Chi tiết: Bán buôn vàng, bạc và kim loại quý khác;
  • Mã ngành 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh;
  • Mã ngành 4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ. Chi tiết: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ trang sức lưu động hoặc tại chợ.

Xem thêm:

>> Danh mục 227 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

>> Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mua bán vàng trang sức.

2. Cách làm thủ tục mở tiệm vàng trang sức, mỹ nghệ

Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ, bạn tiến hành nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) theo 1 trong 2 cách sau:

Trước đây, ngoài 2 cách trên thì bạn còn có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tiếp tại Sở KH&ĐT. Tuy nhiên, những năm gần đây để giảm tối đa tình trạng quá tải cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiến hành các thủ tục hành chính, một số tỉnh/thành phố đã ưu tiên tiếp nhận hồ sơ dưới hình thức online và thông qua dịch vụ bưu chính. Vậy nên, để tránh việc đi lại không cần thiết, bạn nên liên hệ trước với cơ quan đăng ký kinh doanh để xác nhận hình thức nộp đơn.

>> Chi tiết về từng bước đăng ký kinh doanh online cho tiệm vàng, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty qua mạng.

Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng miếng (giấy phép con)

Như Kế toán Anpha chia sẻ ở đầu bài, vì kinh doanh mua bán vàng thuộc ngành nghề có điều kiện. Do vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ tiệm vàng vẫn phải tiếp tục xin giấy phép con (giấy phép chứng nhận đủ điều kiện hoạt động mua bán vàng trang sức).

1. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng

Theo Thông tư 03/2017/TT-NHNN thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng (Phụ lục 02);
  • Danh sách các địa điểm kinh doanh mua bán vàng miếng (*);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đã được cấp ở thủ tục thành lập công ty);
  • Xác nhận số tiền thuế đã nộp khi kinh doanh vàng trong 2 năm liền kề trước từ cơ quan thuế.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng.

(*) Bao gồm trụ sở chính, chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh vàng miếng.

2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng miếng

Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ, bạn gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối). Quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ về cơ bản như sau:

  • Nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận hồ sơ đủ và xác nhận hợp lệ thì sẽ gửi thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để kiểm tra hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm kinh doanh vàng cũng như các điều kiện liên quan;
  • Tối đa 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải báo cáo kết quả kiểm tra;
  • Sau khi nhận được báo cáo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xem xét và quyết định cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng. 

Tuy nhiên, để không gặp trở ngại trong quá trình xin giấy phép kinh doanh vàng, bạn cần đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh vàng. Cụ thể điều kiện gồm những gì, bạn xem tiếp phần dưới đây nhé.

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh tiệm vàng trang sức (giấy phép con)

1. Điều kiện về cơ sở vật chất

  • Phải có địa điểm cố định;
  • Phải bố trí ánh sáng hài hòa, đồng thời những khu vực trưng bày vàng phải được bố trí nơi dễ quan sát và có nhân viên theo dõi;
  • Phải đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy cho tiệm vàng.

>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho tiệm vàng.

2. Điều kiện về trang thiết bị, máy móc

Mở cơ sở kinh doanh vàng cần phải bố trí trang đầy đủ thiết bị bao gồm: tủ kính trưng bày, cân vàng, đèn điện, gương các loại (lớn, nhỏ)… Ngoài những vật dụng đã nêu thì chủ kinh doanh cần phải lắp đặt thêm thiết bị bảo vệ an ninh giám sát tiệm vàng: camera, hệ thống báo động, máy tính… và thiết bị kiểm tra chất lượng vàng bạc đá quý.

3. Điều kiện về chuyên viên, nhân viên

Đối với chuyên viên, nhân viên làm việc tại tiệm vàng thì cần phải có kinh nghiệm kiểm định chất lượng vàng, phải được đào tạo kiến thức về sản phẩm vàng của tiệm. Tuy nhiên, theo từng loại hình đăng ký kinh doanh và quy mô mở tiệm vàng mà các tiêu chuẩn dành cho nhân viên cũng sẽ không giống nhau.

4. Điều kiện về vốn, kinh nghiệm kinh doanh vàng và các yêu cầu về mạng lưới

  • Vốn mở tiệm vàng tối thiểu là từ 100 tỷ đồng. Đây là vốn điều lệ mà bạn phải điền vào hồ sơ đăng ký kinh doanh (bước thành lập công ty);
  • Chủ tiệm vàng, chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, ngành nghề này;
  • Số tiền thuế đã nộp xét riêng trong hoạt động kinh doanh vàng phải từ 500 triệu đồng/năm trong 2 năm liên tiếp gần nhất;
  • Phải có mạng lưới chi nhánh và địa điểm kinh doanh vàng tối thiểu từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên tại Việt Nam.

5. Trách nhiệm chủ cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ nói chung

Trong quá trình hoạt động buôn bán tiệm vàng thì chủ cơ sở kinh doanh cần phải tuân thủ các quy định chung khi thực hiện giao dịch mua bán trang sức vàng, vàng miếng, mỹ nghệ: 

  • Cần phải tuân thủ các quy định về đo lường của pháp luật;
  • Chủ doanh nghiệp cần phải niêm yết công khai khối lượng, hàm lượng vàng tại tại địa điểm giao dịch. Đồng thời phải thống nhất mức giá mua, giá bán các loại vàng trang sức được kinh doanh tại tiệm. Ngoài ra, chủ kinh doanh phải chịu nhiệm về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường theo đúng pháp luật;
  • Doanh nghiệp phải chấp hành theo quy định của pháp luật về thuế và kế toán thuế, đăng ký và sử dụng hóa đơn chứng từ phù hợp;
  • Kinh doanh vàng cần phải có các giải pháp và bố trí trang thiết bị bảo đảm đủ điều kiện an toàn trong suốt quá trình diễn ra hoạt động kinh doanh vàng trang sức.

Như vậy, để mở tiệm vàng thì doanh nghiệp không chỉ thực hiện các điều kiện chung mà còn phải tuân thủ và đáp ứng những quy định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức (theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP).

Câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh vàng miếng, trang sức

1. Điều kiện kinh doanh vàng, bạc, đá quý

Ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, vốn điều lệ, kinh nghiệm trong ngành nghề mua bán vàng thì bạn bắt buộc phải hoàn thành các thủ tục sau đây:

  • Thủ tục đăng ký kinh doanh mở tiệm vàng (xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
  • Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện mua bán vàng (xin giấy phép con).

Xem thêm:

>> Điều kiện đăng ký kinh doanh vàng;

>> Điều kiện hoạt động mua bán vàng.

2. Hướng dẫn cách mở tiệm vàng

Để mở tiệm mua bán vàng miếng, bạc, đá quý (trang sức nói chung) thì bạn cần hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động ngành nghề này. 

Tại bài viết này, Kế toán Anpha đã hướng dẫn rất chi tiết từng bước mở tiệm vàng, bạn xem chi tiết tại 2 đường dẫn sau:

>> Cách đăng ký kinh doanh tiệm vàng;

>> Cách xin giấy phép kinh doanh vàng miếng.

3. Kinh doanh mua bán vàng có cần đăng ký mã ngành không?

Câu trả lời là có. Một số mã ngành nghề kinh doanh vàng bạn có thể tham khảo là: mã ngành 4662, mã ngành 4773, mã ngành 4789…

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH