Trình tự - thủ tục làm thẻ căn cước mới Luật Căn cước 2023

Thẻ căn cước có bắt buộc không? Chưa làm thẻ căn cước có sao không? Làm thẻ căn cước ở đâu? Các cách làm thẻ căn cước mới theo Luật Căn cước 2023.

Có bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công dân Việt Nam không cần phải đổi thẻ căn cước nếu thẻ căn cước công dân (CCCD) vẫn còn hạn sử dụng hoặc không thuộc các trường hợp bắt buộc đổi thẻ căn cước. 

Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì công dân vẫn có thể tiến hành đổi thẻ căn cước. Bạn tham khảo thêm cách đổi thẻ căn cước Kế toán Anpha đã chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Đối tượng bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước

Theo quy định của Luật Căn cước 2023 các trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước gồm:

  1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
  2. Thời hạn sử dụng CMND/CCCD sắp hết, cụ thể:
    • CMND, CCCD hết hạn từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/06/2024 thì được sử dụng đến hết ngày 30/06/2024;
    • CCCD được cấp trước ngày 01/07/2024 thì được sử dụng đến thời hạn in trên thẻ;
    • CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
  3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
  4. Xác định lại giới tính, quê quán;
  5. Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;
  6. Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng;
  7. Bị mất thẻ CCCD hoặc thẻ CCCD bị hỏng không sử dụng được.

Lưu ý:

  • Nếu không đổi thẻ căn cước trong trường hợp bắt buộc thì công dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
  • Sau khi đổi sang thẻ căn cước, mọi thông tin của CMND/CCCD được ghi nhận trên các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành sẽ vẫn được giữ nguyên. Cơ quan chức năng không được đề nghị công dân thay đổi hoặc điều chỉnh bất cứ thông tin CMND, CCCD nào trong giấy tờ đã cấp.

>> Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các thông tin mới về thẻ căn cước như: độ tuổi, trường hợp cấp đổi thẻ căn cước, cấp thẻ căn cước điện tử, thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước… tại bài viết: 10 thông tin mới về thẻ căn cước.

Quy trình, cách làm thẻ căn cước mới cho công dân theo Luật Căn cước 2023

Quy trình, thủ tục cấp thẻ căn cước mới được thực hiện tại cơ quan quản lý căn cước, còn được biết với các tên gọi như:

  • Thủ tục đổi CMND hết hạn sang thẻ căn cước;
  • Thủ tục làm thẻ căn cước cho người ngoại tỉnh (người tạm trú);
  • Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước;
  • Thủ tục cấp lại căn cước công dân bị mất sang thẻ căn cước mới…

1. Thủ tục cấp thẻ căn cước cho người đủ từ 14 tuổi trở lên

➧ Bước 1: Cơ quan quản lý căn cước kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để:

  • Xác định chính xác thông tin của người cần cấp thẻ căn cước nếu đã có thông tin lưu trữ;
  • Cập nhật, điều chỉnh nếu chưa có thông tin.

➧ Bước 2: Cơ quan quản lý căn cước tiến hành lấy thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học của người làm thẻ căn cước gồm:

  • Ảnh khuôn mặt;
  • Vân tay;
  • Mống mắt;
  • ADN và giọng nói (nếu người làm thẻ căn cước tự nguyện cung cấp).

➧ Bước 3: Người cần làm thẻ căn cước kiểm tra thông tin, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước;

➧ Bước 4: Cơ quan quản lý căn cước cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước;

➧ Bước 5: Trong vòng 7 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước gửi trả thẻ căn cước đến địa điểm ghi trong giấy hẹn hoặc địa điểm khác theo yêu cầu của người làm thẻ căn cước.

2. Thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi

➧ Đối với người dưới 6 tuổi

Người dưới 6 tuổi được người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước bằng 1 trong 2 cách:

Trường hợp người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh qua:

Lưu ý:

Đối với người dưới 6 tuổi thì cơ quan quản lý căn cước sẽ không tiến hành lấy thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học.

➧ Đối với người từ đủ 6 tuổi - dưới 14 tuổi

Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để cung cấp thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học. 

Đồng thời, người đại diện hợp pháp sẽ thay người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi làm thủ tục xin cấp thẻ căn cước. Trình tự thực hiện tương tự thủ tục cấp thẻ căn cước cho người đủ từ 14 tuổi trở lên.

➧ Đối với các trường hợp đặc biệt khác

Trong một số trường hợp đặc biệt khác chẳng hạn như người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi… phải được người đại diện hợp pháp hỗ trợ thực hiện thủ tục làm thẻ căn cước.

Làm thẻ căn cước ở đâu?

Dù bạn làm thẻ căn cước mới cho người dưới 14 tuổi hay người trên 14 tuổi, hoặc làm lại thẻ căn cước trong bất cứ trường hợp nào thì nơi cấp thẻ căn cước được quy định như sau:

➧ Đối với trường hợp thông thường, công dân làm thẻ căn cước tại:

  1. Cơ quan quản lý căn cước của công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú;
  2. Cơ quan quản lý căn cước của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.

➧ Đối với trường hợp được thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định thì công dân làm thẻ căn cước mới tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.

➧ Đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, tai nạn, khuyết tật và các trường hợp đặc biệt khác thì công dân làm thẻ căn cước tại cơ quan quản lý căn cước công an cấp xã hoặc tại nơi ở của công dân.

Thẻ căn cước có giá trị pháp lý như thế nào?

Tại Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định giá trị sử dụng của thẻ căn cước như sau:

  •  Chứng minh căn cước và các thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ để thực hiện:
    • Dịch vụ công;
    • Thủ tục hành chính;
    • Các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Thay cho giấy tờ nhập cảnh trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân sử dụng thẻ căn cước thay giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau;
  • Để kiểm tra thông tin người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Được nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi liên quan đến thủ tục làm thẻ căn cước mới

1. Chưa làm thẻ căn cước có sao không?

Công dân Việt Nam không bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước, nếu thẻ căn cước công dân vẫn còn hạn sử dụng hoặc khi không thuộc các trường hợp bắt buộc đổi thẻ căn cước.

>> Thông tin liên quan: Đối tượng bắt buộc đăng ký thẻ căn cước mới theo Luật Căn cước 2023.

2. Trường hợp nào bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước mới?

Nếu bạn thuộc 1 trong 7 trường hợp sau thì buộc phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước:

  1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
  2. Thời hạn sử dụng CMND/CCCD sắp hết;
  3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
  4. Xác định lại giới tính, quê quán;
  5. Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;
  6. Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng;
  7. Bị mất thẻ CCCD hoặc thẻ CCCD bị hỏng không sử dụng được.

>> Xem thêm: Đối tượng phải đổi thẻ căn cước mới.

3. Thủ tục cấp thẻ căn cước mới cho công dân

Có 2 thủ tục làm thẻ căn cước gồm:

  • Thủ tục cấp thẻ căn cước cho người đủ từ 14 tuổi trở lên;
  • Thủ tục làm thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi.

>> Thủ tục cấp thẻ căn cước cho mỗi đối tượng sẽ có những lưu ý đặc biệt, bạn có thể tham khảo chi tiết cách thức thực hiện tại: Thủ tục cấp thẻ căn cước mới.

4. Thẻ căn cước mới có những thay đổi gì đặc biệt?

Thẻ căn cước mới có khá nhiều thay đổi ví dụ như:

  • Về độ tuổi và trường hợp cấp đổi thẻ căn cước;
  • Thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước;
  • Cấp thẻ căn cước điện tử;
  • Khai tử, bỏ chứng minh nhân dân từ 01/01/2025…

>> Tham khảo chi tiết: 10 điểm mới về thẻ căn cước Luật Căn cước 2023.

5. Giá trị pháp lý của thẻ căn cước mới?

Thẻ căn cước mới sẽ có giá trị pháp lý như sau:

  • Chứng minh căn cước và các thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác;
  • Được nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Thay cho giấy tờ nhập cảnh trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân sử dụng thẻ căn cước thay giấy tờ xuất nhập cảnh…

>> Xem thêm: Giá trị pháp lý của thẻ căn cước.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH