Cách mở trung tâm gia sư, trung tâm dạy kèm, dạy thêm: thủ tục mở trung tâm dạy thêm, điều kiện mở trung tâm dạy thêm, hồ sơ đăng ký hoạt động kinh doanh.
Nội dung chính:
- Trung tâm dạy thêm, gia sư, dạy kèm là gì?
- Hướng dẫn thủ tục mở trung tâm dạy thêm, gia sư, trung tâm dạy kèm
- Điều kiện mở trung tâm gia sư, trung tâm dạy kèm, dạy thêm
- Lưu ý khi tổ chức giảng dạy tại trung tâm gia sư, trung tâm dạy thêm
- Dịch vụ thành lập công ty gia sư, mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm tại Anpha
- Các câu hỏi thường gặp khi mở trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư
Trung tâm dạy thêm, gia sư, dạy kèm là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm trung tâm gia sư (trung tâm dạy thêm, dạy kèm). Tuy nhiên, dựa trên tính chất hoạt động của trung tâm, có thể hiểu một cách đơn giản:
- Đây là một tổ chức thực hiện hoạt động học thêm, dạy thêm bên ngoài trường học nhằm mục đích bổ trợ kiến thức cho học sinh, có thu phí;
- Nội dung giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng không thuộc kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kinh doanh công ty gia sư, trung tâm dạy thêm không thuộc danh sách ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Do đó, khi thành lập trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm, bạn không cần có giấy phép thành lập hay đề án thành lập, chỉ cần đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền và thực hiện thủ tục thành lập công ty tương ứng với từng loại hình thành lập.
Ở nội dung này, Anpha sẽ tư vấn chi tiết về hồ sơ, thủ tục mở trung tâm dạy thêm, công ty gia sư, dạy kèm.
1. Hồ sơ thành lập công ty gia sư, trung tâm dạy kèm, dạy thêm
Lưu ý:
Mã ngành đăng ký mở công ty gia sư, trung tâm dạy thêm, dạy kèm: 8559 - Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.
2. Nơi tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty gia sư, trung tâm dạy thêm, dạy kèm
Sở KH&ĐT tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty gia sư, trung tâm dạy thêm, dạy kèm.
Bạn có thể nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo hình thức trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn còn có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính VNPost.
3. Thời gian xử lý hồ sơ
Trong thời hạn từ 3 - 5 ngày làm việc, tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Sở KH&ĐT sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành:
Hồ sơ hợp lệ
|
Hồ sơ chưa hợp lệ
|
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm.
|
Gửi văn bản thông báo điều chỉnh, bổ sung hồ sơ sao cho hợp lệ.
|
Điều kiện mở trung tâm gia sư, trung tâm dạy kèm, dạy thêm
Như đã đề cập ở trên, vì kinh doanh công ty gia sư, trung tâm dạy thêm là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện nên khi mở trung tâm, bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện về thành lập doanh nghiệp như:
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh;
- Điều kiện về địa điểm đặt trụ sở chính;
- Điều kiện về chủ thể thành lập trung tâm;
- Điều kiện về người đại diện theo pháp luật;
- Điều kiện về tên công ty gia sư, trung tâm dạy thêm;
- Điều kiện về vốn pháp định, vốn điều lệ khi thành lập công ty gia sư, trung tâm dạy kèm;
- Điều kiện riêng đối với từng loại hình thành lập công ty.
>> Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp.
Lưu ý khi tổ chức giảng dạy tại trung tâm gia sư, trung tâm dạy thêm
1. Nguyên tắc tổ chức học thêm, dạy thêm tại trung tâm gia sư, dạy kèm
Việc tổ chức học thêm, dạy thêm tại trung tâm gia sư, trung tâm dạy thêm, dạy kèm cần tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, bao gồm:
- Hoạt động giảng dạy phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, không dẫn đến tình trạng quá tải, vượt quá khả năng tiếp thu của người học. Đồng thời, phải mang lại hiệu quả trong việc góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng và giáo dục nhân cách cho người học;
- Không dạy thêm những kiến thức mới trước chương trình chính khóa cũng như không cắt giảm nội dung của chương trình học chính để giảng dạy trong giờ dạy thêm;
- Việc đăng ký học phải được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, có sự đồng ý của gia đình học sinh;
- Không tổ chức lớp học thêm, dạy thêm theo các lớp học chính khóa;
- Cần căn cứ vào năng lực của học sinh để xếp lớp, các học sinh trong một lớp phải có học lực tương đương nhau;
- Trung tâm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động học thêm, dạy thêm.
2. Các trường hợp không được tổ chức giảng dạy tại trung tâm
Trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm không được tổ chức học thêm, dạy thêm trong các trường hợp sau:
- Người học là học sinh đã được học 2 buổi/ngày tại trường;
- Người học là học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng về thể dục thể thao, về nghệ thuật);
Dịch vụ thành lập công ty gia sư, mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm tại Anpha
Thay vì tự chuẩn bị hồ sơ, thực hiện các bước thủ tục nêu trên thì với dịch vụ thành lập công ty gia sư, trung tâm dạy thêm - phí dịch vụ 250.000 đồng tại Anpha, bạn chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản được đề cập dưới đây và chờ được bàn giao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau 3 - 5 ngày làm việc.
Thông tin bạn cần cung cấp cho Anpha:
- Thông tin dự kiến thành lập trung tâm như: loại hình thành lập doanh nghiệp, tên trung tâm, nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ…;
- CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ trung tâm hoặc các thành viên, cổ đông góp vốn.
GỌI NGAY
Các câu hỏi thường gặp khi mở trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư
1. Điều kiện mở trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm là gì?
Vì kinh doanh công ty gia sư, trung tâm dạy thêm là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện nên khi mở trung tâm, bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện về thành lập doanh nghiệp như: điều kiện về ngành nghề kinh doanh, địa điểm đặt trụ sở chính, chủ thể thành lập trung tâm…
>> Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp.
2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh trung tâm dạy thêm, công ty gia sư gồm những gì?
Chi tiết hồ sơ đăng ký thành lập công ty gia sư, trung tâm dạy thêm, trung tâm dạy kèm gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp kinh doanh trung tâm gia sư, dạy thêm;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty (đối với công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên góp vốn (công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc của các cổ đông (công ty cổ phần);
- CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền đại diện nộp hồ sơ.
3. Thủ tục mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm, trung tâm gia sư gồm mấy bước?
Thủ tục mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm, trung tâm gia sư gồm 3 bước:
- Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty gia sư, trung tâm dạy kèm, dạy thêm;
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, nơi trung tâm đặt trụ sở chính;
- Bước 3: Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
>> Xem thêm: Cách mở trung tâm gia sư, dạy thêm, dạy kèm.
4. Mã ngành đăng ký mở trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm?
Mã ngành đăng ký mở trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm: 8559 - Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.
5. Nộp hồ sơ thành lập trung tâm gia sư ở đâu?
Bạn có thể nộp hồ sơ thành lập trung tâm gia sư, trung tâm dạy thêm tại Sở KH&ĐT tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo hình thức trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo hình thức trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp qua đường bưu điện bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính VNPost.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT