Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ - Chi tiết

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Các quy định chính sách hỗ trợ và tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ

Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chính là cơ sở để bạn trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Doanh nghiệp nhỏ là gì? Doanh nghiệp vừa là gì? Trong bài viết này, Kế toán Anpha sẽ chia sẻ các tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và doanh nghiệp vừa. Bên cạnh đó, Anpha cũng chia sẻ những chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp này. Cùng Anpha tìm hiểu ngay nhé.

Thế nào là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ?

Hiện nay thì luật không định nghĩa cụ thể thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hay như thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ mà chỉ đề cập đến những tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp.

Điều này khá hợp lý, bởi vì với mỗi lĩnh vực khác nhau thì sẽ có những quy định khác nhau về số lao động, về nguồn vốn và doanh thu. Do vậy, để xác định doanh nghiệp đó siêu nhỏ, nhỏ hay là doanh nghiệp vừa thì bạn cần dựa vào tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Tổng quan tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ

Để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bạn cần căn cứ vào các tiêu chí sau:

  • Số lao động tham gia BHXH;
  • Tổng doanh thu bình quân năm hoặc tổng nguồn vốn của năm. 

Theo đó, các tiêu chí này sẽ được xác định dựa trên các lĩnh vực sau:

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 
  • Công nghiệp và xây dựng;
  • Thương mại và dịch vụ.

Cụ thể tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa như sau:

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ
Tiêu chí xác định Lĩnh vực

Nông - lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Thương mại và dịch vụ
Số lao động tham gia BHXH Bình quân năm không quá 10 người
Tổng doanh thu của năm Không quá 3 tỷ đồng Không quá 10 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn của năm Không quá 3 tỷ đồng
2. Doanh nghiệp nhỏ
Tiêu chí xác định Lĩnh vực

Nông - lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Thương mại và dịch vụ
Số lao động tham gia BHXH Bình quân năm tối đa 100 người Bình quân năm tối đa 50 người
Tổng doanh thu của năm Không quá 50 tỷ đồng Không quá 100 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn của năm Không quá 20 tỷ đồng Không quá 50 tỷ đồng
3. Doanh nghiệp vừa
Tiêu chí xác định Lĩnh vực

Nông - lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Thương mại và dịch vụ
Số lao động tham gia BHXH Bình quân năm tối đa 200 người Bình quân năm tối đa 100 người
Tổng doanh thu của năm Không quá 200 tỷ đồng Không quá 300 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn của năm Không quá 100 tỷ đồng Không quá 100 tỷ đồng

Chi tiết các tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

1. Xác định lĩnh vực hoạt động

Để biết được cơ sở kinh doanh thuộc quy mô nào, doanh nghiệp cần phải xác định chính xác lĩnh vực hoạt động. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp được xác định bằng cách căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp xác định ngành nghề chính theo Hệ thống ngành kinh tế mới nhất ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg;
  • Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp có thể căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp có thể xác định dựa trên lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất.

2. Xác định số lao động tham gia BHXH bình quân năm

Quy định về cách xác định số lao động có tham gia BHXH bình quân năm của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và doanh nghiệp vừa như sau:

Số lao động tham gia BHXH là tất cả số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả công, trả lương tham gia BHXH theo đúng quy định về luật BHXH.

➨ Cách tính số lao động tham gia BHXH bình quân năm như sau:

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm =

Tổng số lao động tham gia BHXH của tất cả các tháng trong năm trước liền kề


12

Trong đó:

Số lao động tham gia BHXH của tháng sẽ được xác định tại thời điểm cuối tháng và được căn cứ dựa trên chứng từ BHXH của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH.

Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 1 năm, số lao động sử dụng có tham gia BHXH bình quân năm sẽ được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia BHXH của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.

Xem thêm: 

>> Thủ tục tham gia BHXH lần đầu cho doanh nghiệp;

>> Công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội bị phạt như thế nào?

3. Xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ

Để có thể xác định tổng nguồn vốn, doanh nghiệp cần căn cứ vào báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Cụ thể, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của báo cáo tài chính (tính tại thời điểm cuối năm).

Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 1 năm thì xác định tổng nguồn vốn dựa trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng chính sách hỗ trợ.

4. Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Tổng doanh thu này được xác định dựa trên báo cáo tài chính của năm trước đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 1 năm hoặc trên 1 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì dựa vào tiêu chí tổng nguồn vốn để xác định quy mô doanh nghiệp là siêu nhỏ, nhỏ hay vừa.

5. Xác định và kê khai doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ

Sau khi xác định được cơ sở kinh doanh thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ hay siêu nhỏ, doanh nghiệp tiến hành kê khai quy mô doanh nghiệp và nộp cho cơ quan/tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Lưu ý:

  • Trường hợp kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp chủ động thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ;
  • Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ, doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ kinh phí đã nhận hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa

Tại nội dung này, Kế toán Anpha sẽ chia sẻ một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Chi tiết các chính sách hỗ trợ như sau:

1. Hỗ trợ tư vấn

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về tài chính, nhân sự, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản lý nội bộ và các nội dung khác liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể về chính sách hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa như sau:

Trường hợp thông thường

Quy mô doanh nghiệp Mức hỗ trợ
Doanh nghiệp siêu nhỏ 100% giá trị hợp đồng tư vấn (tối đa 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp)
Doanh nghiệp nhỏ Tối đa 50% giá trị hợp đồng (tối đa 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp)
Doanh nghiệp vừa Tối đa 30% giá trị hợp đồng (tối đa 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp)
Trường hợp doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoặc là doanh nghiệp xã hội
Quy mô doanh nghiệp Mức hỗ trợ
Doanh nghiệp siêu nhỏ 100% giá trị hợp đồng tư vấn (tối đa 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp)
Doanh nghiệp nhỏ Tối đa 50% giá trị hợp đồng (tối đa 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp)
Doanh nghiệp vừa Tối đa 30% giá trị hợp đồng (tối đa 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp)
Lưu ý:

Chính sách hỗ trợ này không bao gồm hỗ trợ tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Hỗ trợ công nghệ

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng hoặc chi phí đối với:

  • Hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quản trị, sản xuất, công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng:
    • Đối với doanh nghiệp nhỏ: không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm;
    • Đối với doanh nghiệp vừa: không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm;
  • Chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quản trị, sản xuất, công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng:
    • Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: không quá 20 triệu đồng/năm;
    • Đối với doanh nghiệp nhỏ: không quá 50 triệu đồng/năm;
    • Đối với doanh nghiệp vừa: không quá 100 triệu đồng/năm.
  • Hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn quản lý, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
  • Hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ tối đa 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

3. Hỗ trợ thuế, kế toán

Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán chẳng hạn như:

  • Danh mục tài khoản kế toán ít hơn;
  • Không phải nộp bảng cân đối tài khoản;
  • Lập báo cáo tình hình tài chính đơn giản hơn (chỉ cần nộp BCTC và báo cáo kết quả kinh doanh).

Lưu ý:

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện tại chưa có chính sách hỗ trợ nào về thuế. Song, về chính sách hỗ trợ kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được hưởng hỗ trợ như doanh nghiệp siêu nhỏ.

4. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

Chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cụ thể như sau:

  • Khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm (tín dụng) doanh nghiệp;
  • Khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp dựa trên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác;
  • Được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường kỹ năng quản lý, quản trị và minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

5. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

  • Hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn;
  • Thời gian hỗ trợ tối đa là 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.

Lưu ý:

Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất không áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có vốn nhà nước.

6. Một số hỗ trợ khác cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Ngoài những hỗ trợ mà Anpha chia sẻ, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và doanh nghiệp vừa còn được nhận các hỗ trợ sau:

  • Hỗ trợ thông tin, pháp lý;
  • Hỗ trợ mở rộng thị trường;
  • Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực;
  • Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.

---------

Nếu bạn có nhu cầu thành lập công ty dù là quy mô nào, có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Kế toán Anpha. Với hơn 16 năm trong nghề cùng đội ngũ nhân viên am hiểu sâu rộng về các thủ tục pháp lý, Anpha cam kết sẽ hoàn thành và bàn giao giấy phép kinh doanh đúng hẹn cho bạn.

  • Tổng trọn gói dịch vụ thành lập công ty tại Anpha: từ 1.000.000 đồng;
  • Thời gian hoàn thành dịch vụ: từ 3 - 5 ngày làm việc.

Liên hệ ngay cho Anpha qua số hotline bên dưới để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ.

GỌI NGAY

Câu hỏi thường gặp về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa 

1. Các tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?

Để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bạn cần căn cứ vào 2 tiêu chí sau:

  • Số lao động tham gia BHXH;
  • Tổng doanh thu bình quân năm hoặc tổng nguồn vốn của năm. 

Theo đó, các tiêu chí này sẽ được xác định dựa trên các lĩnh vực:

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
  • Công nghiệp và xây dựng;
  • Thương mại và dịch vụ.

>> Xem chi tiết: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ.

2. Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ? Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ?

Hiện nay thì luật không định nghĩa cụ thể thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hay như thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ mà chỉ đề cập đến những tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp.

Điều này khá hợp lý, bởi vì với mỗi lĩnh vực khác nhau thì sẽ có những quy định khác nhau về số lao động, về nguồn vốn và doanh thu. Do vậy, để xác định doanh nghiệp đó siêu nhỏ, nhỏ hay là doanh nghiệp vừa thì bạn cần dựa vào tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

3. Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, doanh nghiệp siêu nhỏ là:

  • Doanh nghiệp sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp siêu nhỏ là:

  • Doanh nghiệp sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

4. Doanh nghiệp nhỏ là gì?

Căn cứ vào tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ được hiểu như sau:

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, doanh nghiệp nhỏ là:

  • Doanh nghiệp sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người;
  • Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng;

Đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ là:

  • Doanh nghiệp sử dụng lao động có tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người;
  • Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng.

5. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ?

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ được xác định như sau:

  • Số lao động tham gia BHXH bình quân năm: không quá 50 người;
  • Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng.

6. Các chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ?

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nhận được các hỗ trợ sau:

  • Hỗ trợ tư vấn;
  • Hỗ trợ công nghệ;
  • Hỗ trợ thuế, kế toán;
  • Hỗ trợ tiếp cận tín dụng;
  • Hỗ trợ mặt bằng sản xuất;
  • Một số hỗ trợ khác như: hỗ trợ thông tin; hỗ trợ pháp lý; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ cơ sở ươm tại, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung… 

>> Xem chi tiết: Chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH