
Hộ kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không? Mức thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ 2025, 3 phương pháp tính thuế hộ kinh doanh: khoán, kê khai, từng lần phát sinh.
Hộ kinh doanh nhỏ lẻ là gì?
Hộ kinh doanh cá thể hay hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh gia đình là mô hình kinh doanh do 1 cá nhân hoặc các thành viên trong một gia đình cùng góp vốn thành lập và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, hộ kinh doanh nhỏ lẻ được phân thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Phải đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể, áp dụng đối với các hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định, hoạt động thường xuyên (như tiệm giặt là, quán ăn, tiệm tạp hóa, salon tóc…);
- Nhóm 2: Không phải đăng ký kinh doanh, áp dụng đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ không có địa điểm kinh doanh cố định, hoạt động không thường xuyên (như kinh doanh vỉa hè, bán vé số, bán hàng rong…) được quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP.
Hộ kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không?
Theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC, việc hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế hay không phụ thuộc vào mức doanh thu hằng năm của hộ kinh doanh. Cụ thể:
➧ Trước ngày 31/12/2025, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có:
- Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN;
- Doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
➧ Từ ngày 01/01/2026, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có:
- Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN;
- Doanh thu trên 200 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Các phương pháp tính thuế cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ từ ngày 01/06/2025
1. 3 phương pháp tính thuế hộ kinh doanh trước ngày 31/12/2025 gồm những gì?
Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính thuế là:
- Phương pháp khoán: Áp dụng đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có địa điểm cố định, đồng thời không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và phương pháp từng lần phát sinh;
- Phương pháp kê khai: Áp dụng đối với hộ kinh doanh quy mô lớn hoặc hộ kinh doanh tự nguyện lựa chọn phương pháp kê khai;
- Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh: Áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định.
>> Tham khảo bài viết: Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể theo phương pháp kê khai.
2. Bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh nhỏ lẻ nộp thuế như thế nào?
Trước ngày 01/01/2026, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể tiếp tục lựa chọn kê khai và tính thuế theo phương pháp khoán hoặc phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh.
Từ ngày 01/06/2025, hộ kinh doanh thuế khoán có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên được khuyến khích chuyển đổi sang phương pháp kê khai. Đồng thời, theo Nghị quyết 198/2025/QH15, phương pháp khoán thuế chính thức bị xóa bỏ đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, từ ngày 01/01/2026, khi hình thức thuế khoán từng bước bị xóa bỏ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể lựa chọn nộp thuế theo 1 trong 2 hình thức sau:
- Phương pháp kê khai: Áp dụng đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ có doanh thu hàng năm trên 200 triệu đồng;
- Phương pháp từng lần phát sinh: Áp dụng đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoạt động không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định.
Lưu ý:
- Khi áp dụng phương pháp kê khai, hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải thực hiện chế độ kế toán theo quy định dành cho hộ kinh doanh, tức là phải mở sổ sách kế toán, nộp báo cáo thuế theo quý đúng hạn;
- Từ ngày 01/06/2025, hộ kinh doanh nhỏ lẻ (như tiệm tạp hóa, salon tóc….) tính thuế theo phương pháp kê khai hoặc hộ kinh doanh nộp thuế khoán có doanh thu từ 1 tỷ trở lên hoặc hộ kinh doanh có sử dụng máy tính tiền thì phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với cơ quan thuế quản lý.
Tham khảo bài viết:
>> Chế độ kế toán cho hộ kinh doanh;
>> Dịch vụ kế toán thuế cho hộ kinh doanh cá thể - Từ 500.000đ.
Cách tính thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ
Dưới đây là cách tính thuế cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ:
1. Cách tính thuế môn bài cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ năm 2025
Hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải nộp thuế môn bài với mức như sau:
- Doanh thu trên 100 đồng/năm đến 300 triệu đồng/năm: Nộp 300.000 đồng/năm;
- Doanh thu trên 300 đồng/năm đến 500 triệu đồng/năm: Nộp 500.000 đồng/năm;
- Doanh thu trên 500 đồng/năm: Nộp 1.000.000 đồng/năm.
Hộ kinh doanh nhỏ lẻ được miễn thuế môn bài năm 2025 nếu thuộc các trường hợp sau:
- Doanh thu tính thuế trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống;
- Mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh lần đầu năm 2025;
- Hoạt động không thường xuyên, chưa có địa điểm kinh doanh cố định.
Lưu ý:
Từ ngày 01/01/2026, chế độ thu và nộp thuế môn bài được xóa bỏ đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, doanh nghiệp.
>> Xem chi tiết: Các loại thuế và cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể.
2. Cách tính thuế TNCN và thuế GTGT cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ
Cách tính thuế TNCN và thuế GTGT đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ theo phương pháp khoán, phương pháp kê khai hay từng lần phát sinh được áp dụng theo cùng công thức như sau:

Trong đó:
- Doanh thu tính thuế chính là doanh thu thực tế của hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bao gồm toàn bộ khoản thu từ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, tiền hoa hồng, tiền thưởng, tiền chiết khấu, hỗ trợ thương mại. Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế khoán thì doanh thu tính thuế là doanh thu khoán cơ quan thuế ấn định;
- Trường hợp hộ kinh doanh nhỏ lẻ nộp thuế khoán có mua thêm hóa đơn của cơ quan thuế từng lần để xuất cho khách hàng thì: Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn;
- Tiền thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải nộp được tính theo từng ngành nghề cụ thể. Trường hợp hộ kinh doanh nhỏ lẻ kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì thực hiện kê khai và tính thuế cho từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.
>> Xem chi tiết: Mức thuế suất áp dụng với hộ kinh doanh cá thể.
Trên đây là cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ từ ngày 01/06/2025, hộ kinh doanh nhỏ lẻ cần nắm rõ để tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không bị xử phạt hành chính về thuế. Trường hợp cần tư vấn thêm thông tin, hộ kinh doanh có thể liên hệ Anpha theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.
Một số câu hỏi thường gặp về cách tính thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ năm 2025
1. Các loại thuế hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải nộp?
Trước ngày 31/12/2025, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có doanh thu hằng năm trên 100 triệu đồng trở lên phải nộp thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.
Từ ngày 01/01/2026, hộ kinh doanh nhỏ lẻ có doanh thu hằng năm trên 200 triệu đồng phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN, không phải nộp thuế môn bài.
2. Hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ tại nhà doanh thu dưới 100 triệu có phải đóng thuế không?
Không. Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN và thuế môn bài.
3. Từ ngày 01/01/2026 bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh nhỏ lẻ nộp thuế theo phương pháp nào?
Từ ngày 01/01/2026, khi hình thức thuế khoán từng bước bị xóa bỏ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ sẽ nộp thuế theo 1 trong 2 hình thức sau:
- Phương pháp kê khai: Áp dụng đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ có doanh thu hàng năm trên 200 triệu đồng;
- Phương pháp từng lần phát sinh: Áp dụng đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoạt động không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định.
4. Cách tính thuế GTGT, thuế TNCN cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ?
Số thuế GTGT và thuế TNCN hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải nộp được tính như sau:
- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT;
- Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.
5. Hộ kinh doanh nhỏ lẻ có phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không?
Từ ngày 01/06/2025, hộ kinh doanh nhỏ lẻ (như tiệm tạp hóa, salon tóc...) thuộc các trường hợp sau phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với cơ quan thuế quản lý:
- Hộ kinh doanh thực hiện tính thuế theo phương pháp kê khai;
- Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có doanh thu từ 1 tỷ trở lên;
- Hộ kinh doanh có sử dụng máy tính tiền.
Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.