Điều kiện & thủ tục đăng ký thường trú cho người đi thuê nhà

Điều kiện để đăng ký thường trú khi ở nhà thuê. Hướng dẫn đăng ký thường trú online/trực tiếp tại nhà thuê. Không thuê nhà nữa có bị xóa đăng ký thường trú?

Điều kiện để đăng ký thường trú đối với nhà thuê

Để được hợp pháp đăng ký thường trú (đăng ký hộ khẩu thường trú) tại nhà thuê thì căn nhà thuê bạn chọn để đăng ký thường trú phải đáp ứng đủ 2 điều kiện dưới đây:

➧ Điều kiện về vị trí của nhà thuê

Nhà thuê chọn để đăng ký thường trú không nằm trong các khu vực sau:

  • Địa điểm cấm, khu vực bị cấm xây dựng hay lấn - chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, đê điều, thủy lợi, năng lượng, ranh giới bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Khu vực đã có cảnh báo về nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống;
  • Khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật;
  • Toàn bộ diện tích nhà thuê nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc nằm trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng;
  • Nhà thuê đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất và đã có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
  • Một phần hay toàn bộ diện tích nhà thuê đang bị khiếu nại, tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết;
  • Nhà thuê đã bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu hoặc phá dỡ.

➧ Điều kiện về diện tích nhà thuê

Nhà thuê phải có diện tích tối thiểu là 8m2/sàn/người. Tuy nhiên, tùy vào quy định về đăng ký thường trú của từng tỉnh thành mà mức diện tích tối thiểu này sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Tại Hà Nội: 
    • 8m2/sàn/người đối với khu vực ngoại thành;
    • 15m2/sàn/người đối với khu vực nội thành.
  • Tại Đà Nẵng:
    • 20m2/sàn/người đối với các quận Thanh Khê, Hải Châu;
    • 15m2/sàn/người đối với các quận còn lại.
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: 
    • 10m2/sàn/người đối với các huyện ngoại thành như Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn;
    • 15m2/sàn/người đối với các quận còn lại thuộc khu vực nội thành.

Lưu ý:

Ngoài việc đảm bảo các điều kiện về nhà thuê, bạn cần thỏa mãn các điều kiện khác như:

  • Có sự đồng ý của chủ sở hữu nhà thuê thì mới được phép đăng ký thường trú tại nhà thuê;
  • Trong trường hợp muốn nhập khẩu vào chung hộ khẩu với chủ nhà thì sẽ cần phải có thêm sự đồng ý của chủ hộ. Vì vậy, khi thuê nhà hay thuê trọ thì bạn nên thỏa thuận trước với chủ nhà, chủ trọ về vấn đề này. 

Tham khảo thêm:

>> Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú cho người thuê nhà;

>> Điều kiện đăng ký thường trú cho từng trường hợp cụ thể.

Hồ sơ đăng ký thường trú cho người thuê nhà

Để đăng ký thường trú tại nhà thuê, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Chi tiết hồ sơ, giấy tờ đăng ký thường trú cho người đi thuê nhà gồm có:

  1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (*);
  2. Hợp đồng thuê nhà để đăng ký thường trú/hợp đồng cho ở nhờ để đăng ký thường trú hoặc văn bản về việc thuê nhà đã được công chứng, chứng thực;
  3. Tài liệu chứng minh nhà thuê đủ diện tích tối thiểu để đăng ký thường trú.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú - CT01.

Ghi chú:

(*) Trong đó thể hiện rõ ý kiến đồng ý của chủ sở hữu/chủ hộ/người được ủy quyền đăng ký thường trú ở nhà thuê, ngoại trừ trường hợp đã có văn bản đồng ý cho ở nhờ, cho thuê nhà của chủ nhà.

Hướng dẫn đăng ký thường trú online - trực tiếp cho người thuê nhà

Chi tiết 2 cách đăng ký thường trú online và trực tiếp bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây.

1. Thủ tục đăng ký thường trú trực tiếp khi ở trọ

➧ Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký cư trú

Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại 1 trong 2 cơ quan đăng ký thường trú đó là:

  • Công an xã, phường, thị trấn;
  • Công an quận, huyện, thị xã, thành phố (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã).

➧ Bước 2: Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra hồ sơ

Cơ quan đăng ký cư trú sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho bạn. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan sẽ hướng dẫn bạn sửa đổi hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Chờ giải quyết hồ sơ

Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ tiến hành thẩm định và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu cư trú, sau đó gửi thông báo về việc đã đăng ký thường trú cho bạn. 

>> Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú trực tiếp khi ở trọ.

2. Thủ tục đăng ký thường trú online khi ở nhà thuê

Bước 1: Đăng nhập Cổng dịch vụ công Bộ Công an bằng tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia;

Lưu ý:

Tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của bạn phải liên kết với tài khoản định danh điện tử VNeID mới được sử dụng các dịch vụ tiện ích trên trang này.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia bằng VNeID.

Bước 2: Truy cập mục “Thủ tục hành chính” Nhập từ khóa “thường trú” và bấm “Tìm kiếm”;

Bước 3: Chọn thủ tục “Đăng ký thường trú” Nhấn “Nộp hồ sơ”;

 

Bước 4: Nhập chính xác và đầy đủ các thông tin theo yêu cầu;

Bước 5: Nhập xong thông tin, bạn nhấn chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” và hoàn tất nộp hồ sơ bằng cách nhấn vào “Ghi và gửi hồ sơ”;

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong thủ tục đăng ký thường trú online tại nhà thuê. Để biết hồ sơ của mình đã được xử lý hay chưa, tại mục “Quản lý hồ sơ DVC”, bạn bấm chọn “Hồ sơ mới đăng ký” Nhập mã hồ sơ Chọn “Thủ tục hành chính” và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú online khi ở nhà thuê.

Lệ phí đăng ký thường trú cho người thuê nhà

Tùy vào hình thức đăng ký thường trú tại nhà thuê online hay trực tiếp mà bạn phải hoàn tất mức lệ phí tương ứng theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Mức thu

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký thường trú 

20.000 đồng/lần đăng ký

Nộp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú

10.000 đồng/lần đăng ký

Nộp online qua Cổng dịch vụ công 


Lưu ý:

Miễn lệ phí đăng ký thường trú ở nhà thuê nếu thuộc một trong các đối tượng sau:

  • Trẻ em;
  • Người cao tuổi;
  • Người thuộc diện hộ nghèo;
  • Người có công với cách mạng và thân nhân của họ;
  • Người từ đủ 16 tuổi - dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ;
  • Người đăng ký thường trú tại các xã biên giới, huyện đảo;
  • Người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Không thuê nhà nữa có bị xóa đăng ký thường trú ở nhà thuê không?

Theo quy định của Luật Cư trú 2020, người thuê nhà sẽ bị xóa đăng ký thường trú nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã chấm dứt thuê nhà và chủ sở hữu/chủ hộ không cho đăng ký thường trú tại nhà thuê nữa;
  • Đã chấm dứt thuê nhà nhưng sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt thuê nhà vẫn không đăng ký thường trú ở chỗ ở mới;

Ví dụ:

Tính từ lúc chấm dứt việc thuê trọ, nếu sau 12 tháng:

  • Bạn không đăng ký thường trú ở trọ mới và chủ trọ cũ không cho giữ đăng ký thường trú thì:
    • Bị xóa đăng ký thường trú ở trọ cũ;
    • Phải đăng ký thường trú ở nơi khác (nếu đủ điều kiện đăng ký thường trú) hoặc đăng ký tạm trú tại chỗ trọ mới.
  • Bạn không đăng ký thường trú ở trọ mới và chủ trọ cũ cho giữ đăng ký thường trú thì:
    • Không bị xóa đăng ký thường trú ở trọ cũ;
    • Cần đăng ký tạm trú tại chỗ trọ mới.

Có thể bạn quan tâm: 

>> Phân biệt thường trú và tạm trú;

>> Cách đăng ký tạm trú cho người thuê nhà.

Câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký thường trú mới nhất khi ở nhà thuê

1. Thuê nhà có được đăng ký thường trú?

Được. Bạn chỉ cần đảm bảo điều kiện về nhà thuê và có sự cho phép của chủ hộ, cụ thể:

  • Chủ sở hữu nhà thuê đồng ý cho đăng ký thường trú ở nhà thuê;
  • Trong trường hợp muốn nhập khẩu vào chung hộ khẩu với chủ nhà thì sẽ cần phải có thêm sự đồng ý của chủ hộ. Vì vậy, khi thuê nhà, thuê trọ bạn nên thỏa thuận trước với chủ nhà, chủ trọ về vấn đề này. 

>> Xem chi tiết: Điều kiện để đăng ký thường trú đối với nhà thuê.

2. Mức lệ phí đăng ký thường trú ở nhà thuê là bao nhiêu?

  • Mức lệ phí đăng ký thường trú ở nhà thuê trực tiếp là 20.000 đồng/lần đăng ký; 
  • Mức lệ phí đăng ký thường trú ở nhà thuê online là 10.000 đồng/lần đăng ký.

>> Xem chi tiết: Lệ phí đăng ký thường trú cho người thuê nhà.

3. Giấy tờ đăng ký thường trú cho người đi thuê nhà gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký thường trú tại nhà thuê gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
  • Hợp đồng thuê nhà để đăng ký thường trú hoặc văn bản v/v thuê nhà đã được công chứng, chứng thực;
  • Tài liệu chứng minh nhà thuê đủ diện tích tối thiểu để đăng ký thường trú.

>> Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký thường trú cho người thuê nhà.

4. Có mấy cách đăng ký thường trú cho người đi thuê nhà?

2 cách đăng ký thường trú cho người thuê nhà gồm:

  • Đăng ký thường trú trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú;
  • Đăng ký thường trú online trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn đăng ký thường trú online - trực tiếp cho người thuê nhà.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH