Án tù treo là gì? Điều kiện để hưởng án treo là như thế nào?

Án treo là hình phạt gì? Quy định về hưởng án treo: điều kiện hưởng án treo, điều kiện rút ngắn thời gian thử thách & trường hợp không được hưởng án treo...

Án treo là gì? Án treo là hình phạt gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, án treo (tù treo) là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Theo đó, đối với những người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, Tòa án căn cứ vào nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ để áp dụng án treo nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, án treo không phải là hình phạt, án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, áp dụng cho người bị kết án phạt tù từ 3 năm trở xuống, đồng nghĩa với việc người chấp hành án treo không phải ngồi tù mà được hòa nhập với cộng đồng.

Điều kiện hưởng án treo là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi và bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP), để được hưởng án treo, người bị kết án phạt tù phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị phạt tù từ dưới 3 năm;
  2. Ngoài lần phạm tội này, nếu người phạm tội nghiêm túc chấp hành luật pháp, làm đúng các chính sách cũng như nghĩa vụ công dân tại nơi cư trú, nơi làm việc thì được xem là có nhân thân tốt;
  3. Có từ ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó:
  4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi làm việc ổn định (*) để cơ quan có thẩm quyền thực hiện giám sát, giáo dục;
  5. Tòa án xét thấy người phạm tội có khả năng tự cải tạo, đồng thời việc cho người này hưởng án treo không gây nguy hiểm đến xã hội và không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Lưu ý:

Trường hợp người bị kết án có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì:

  • Số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (từ 2 tình tiết trở lên);
  • Trong đó, phải có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

(*) Nơi làm việc ổn định là nơi mà người phạm tội làm việc từ 1 năm trở lên theo HĐLĐ hoặc theo quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện rút ngắn thời gian thử thách án treo

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, người được hưởng án treo có thể được TAND cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Đã chấp hành được một nửa (1/2) thời gian thử thách án treo;
  • Có nhiều tiến bộ thể hiện bằng việc:
    • Chấp hành nghiêm túc pháp luật và các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự 2019 trong thời gian thử thách án treo;
    • Tích cực lao động, học tập, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập được thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh tổ quốc được khen thưởng bởi cơ quan nhà nước.
  • Được UBND cấp xã/tổ chức/cơ quan nhận nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách án treo bằng văn bản.

Quy định về mức rút ngắn thời gian thử thách án treo

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, tùy vào từng trường hợp cụ thể, người hưởng án treo được xem xét rút ngắn thời gian thử thách như sau:

  • Mỗi năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách án treo 1 lần (thời gian rút ngắn từ 1 tháng đến 1 năm);
  • Người đang hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách án treo nhiều lần nhưng phải đảm bảo thực tế thời gian chấp hành thử thách tối thiểu là 3/4 thời gian của thử thách mà Tòa đã tuyên án.

Trường hợp người đang hưởng án tù treo được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách án treo nhưng Tòa án không chấp nhận, nếu lần kế tiếp xét thấy người này vẫn đủ điều kiện giảm án treo, UBND cấp xã/tổ chức/cơ quan nhận nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục gửi hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách án treo cho họ.

Trường hợp người đang được hưởng án treo lập công (**) hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (***), đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện kể trên thì Tòa án có thể ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo còn lại.

Chú thích:

(**) Lập công được hiểu là trường hợp người được hưởng án treo có một trong các hành động như:

  • Tham gia hỗ trợ, giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra và truy bắt tội phạm;
  • Cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo;
  • Cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của công dân, tập thể, nhà nước trong thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, dịch bệnh;
  • Có sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
  • Có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, công tác, chiến đấu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, khen thưởng.

(***) Bệnh hiểm nghèo là những bệnh khó có phương thức chữa trị, có khả năng nguy hiểm đến tính mạng do bệnh viện quân đội cấp quân khu hoặc bệnh viện cấp tỉnh trở lên đưa ra kết luận chẩn đoán, cụ thể:

  • Người bị xơ gan cổ trướng;
  • Người mắc ung thư giai đoạn cuối;
  • Người bị lao nặng độ 4 kháng thuốc;
  • Người bị bại liệt;
  • Người suy thận độ 4 trở lên;
  • Người bị suy tim độ 3 trở lên;
  • Người bị HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự chăm sóc cho bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Những trường hợp không được hưởng án treo

Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi tại Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) có quy định về các trường hợp không được hưởng án treo như sau:

  1. Người phạm tội là người chỉ huy, cầm đầu, chủ mưu, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, ngoan cố chống đối, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ và quyền hạn để trục lợi hoặc cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
  2. Người được hưởng án tù treo thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách;
  3. Người đang được hưởng án tù treo bị xét xử về một tội khác được thực hiện trước khi được hưởng án treo;
  4. Người phạm tội thực hiện hành vi bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã (ngoại trừ trường hợp đối tượng tự giác ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử);
  5. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  6. Người phạm tội bị xét xử về nhiều tội trong cùng một lần, trừ các trường hợp sau:
    • Đối tượng phạm tội là người dưới 18 tuổi;
    • Đối tượng phạm tội bị xét xử và kết án về 2 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
  7. Người phạm tội từ 2 lần trở lên, trừ các trường hợp sau:
    • Đối tượng phạm tội là người dưới 18 tuổi;
    • Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
    • Các lần phạm tội đều là do người phạm tội tự thú;
    • Ở các lần phạm tội có giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến án treo (án tù treo)

1. Án tù treo là gì?

Án treo hay còn gọi là án tù treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Theo đó, đối với những người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, Tòa án căn cứ vào nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ để áp dụng án treo nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

2. Án treo có phải là hình phạt không?

Án treo không phải là hình phạt, án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, áp dụng cho người bị kết án phạt tù từ 3 năm trở xuống, đồng nghĩa với việc người chấp hành án treo không phải ngồi tù mà được hòa nhập với cộng đồng.

3. Điều kiện được hưởng án treo là gì?

Để được hưởng án treo, người bị kết án phạt tù phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị phạt tù không quá 3 năm;
  2. Ngoài lần phạm tội này, nếu người phạm tội nghiêm túc chấp hành luật pháp, làm đúng các chính sách cũng như nghĩa vụ công dân tại nơi cư trú, nơi làm việc thì được xem là có nhân thân tốt;
  3. Có từ ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 và có tối thiểu 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015;
  4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi làm việc ổn định để cơ quan có thẩm quyền thực hiện giám sát, giáo dục;
  5. Tòa án xét thấy người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho người này hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội và không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

4. Người được hưởng án treo được xem xét rút ngắn thời gian thử thách án treo mấy lần?

Theo quy định, người hưởng án treo có thể được xem xét rút ngắn thời gian thử thách án treo nhiều lần nhưng phải đảm bảo thực tế thời gian chấp hành thử thách tối thiểu là 3/4 thời gian của thử thách mà Tòa đã tuyên án.

Theo đó, mỗi năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách án treo một lần với thời gian rút ngắn từ 1 tháng đến 1 năm.

5. Trường hợp nào không được hưởng án tù treo?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, các trường hợp không được hưởng án treo bao gồm:

  1. Người phạm tội là người chỉ huy, cầm đầu, chủ mưu, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, ngoan cố chống đối, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ và quyền hạn để trục lợi hoặc cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
  2. Người được hưởng án tù treo thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách;
  3. Người đang được hưởng án tù treo bị xét xử về một tội khác được thực hiện trước khi được hưởng án treo;
  4. Người phạm tội thực hiện hành vi bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã (ngoại trừ trường hợp đối tượng tự giác ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử);
  5. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  6. Người phạm tội bị xét xử về nhiều tội trong cùng một lần, trừ các trường cụ thể khác theo quy định;
  7. Người phạm tội từ 2 lần trở lên, trừ các trường hợp cụ thể khác theo quy định.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH