Phương pháp, đối tượng và cách tính thuế khoán hộ kinh doanh

Thuế khoán là gì? Các phương pháp tính thuế khoán, đối tượng áp dụng, cách tính thuế khoán và thời hạn nộp thuế khoán hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Hiện nay, các cá nhân có nhu cầu mở hộ kinh doanh rất nhiều, nhưng lại đang không biết nên lựa chọn nộp thuế theo phương pháp nào? Vậy Kế toán Anpha sẽ cùng bạn tìm hiểu về các phương pháp nộp thuế cho hộ kinh doanh nhé.

I. Căn cứ pháp lý

II. Thuế khoán là gì?

Thuế khoán bao gồm thuế GTGTthuế TNCN tính theo tỷ lệ trên doanh thu do cơ quan thuế xác định và được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

III. Các phương pháp tính thuế khoán hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

1. Các phương pháp tính thuế

1.1. Phương pháp kê khai

  • Phương pháp kê khai là phương pháp khai thuế, căn cứ tính thuế dựa theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh của kỳ kê khai là tháng hoặc quý;
  • Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh: được áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.

1.2. Phương pháp khoán

Phương pháp khoán là phương pháp mà số thuế được tính theo doanh thu khoán do cơ quan thuế tự xác định để tính mức thuế khoán phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký khai báo với cơ quan thuế.

➨ Như vậy, hộ kinh doanh sẽ có 2 phương pháp tính thuế là: phương pháp kê khai và phương pháp khoán. Ngoài ra, còn có phương pháp khác như:

  • Các tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân;
  • Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm cho các đại lý xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

Lưu ý: Với trường hợp cá nhân cho thuê tài sản sẽ có cách tính thuế riêng.

>> Xem thêm: So sánh hộ kinh doanh nộp thuế phương pháp khoán và kê khai.

2. Đối tượng áp dụng của các phương pháp tính thuế

2.1. Phương pháp kê khai

Phương pháp kê khai áp dụng cho đối tượng:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô kinh doanh, sản xuất lớn, đáp ứng các tiêu chí sau đây:
    • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh làm trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân 1 năm từ 10 người trở lên hoặc có tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên;
    • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh làm trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân 1 năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề bằng hoặc lớn hơn 10 tỷ đồng.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô kinh doanh, sản xuất nhỏ hoặc không đáp ứng được các tiêu chí trên nhưng tự nguyện đăng ký theo phương pháp kê khai thì được áp dụng phương pháp này.

2.2. Phương pháp khoán

Phương pháp khoán áp dụng cho đối tượng:

  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ hoặc có quy mô không đáp ứng được theo phương pháp kê khai;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng kê khai theo từng lần phát sinh.
3. Cách tính thuế khoán hộ kinh doanh cá thể và cá nhân kinh doanh

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai hay phương pháp khoán thì đều phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

3.1. Phương pháp kê khai

Cách tính thuế theo phương pháp kê khai như sau:

Số thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ phần trăm thuế GTGT

 

Số thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ phần trăm thuế TNCN

>> Xem thêm: Cách tính thuế hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai.

3.2. Phương pháp khoán

Với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (kể cả hộ kinh doanh theo hình thức nhóm) có doanh thu 1 năm dưới 100 triệu thì thuộc trường hợp miễn thuế GTGT, thuế TNCN.

Với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (kể cả hộ kinh doanh theo hình thức nhóm) có doanh thu 1 năm từ 100 triệu trở lên thì cách tính thuế như sau:

Số thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ phần trăm thuế GTGT

 

Số thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ phần trăm thuế TNCN

Trong đó, ở cả 2 phương pháp tính thuế đều có đặc điểm chung về doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính thuế, cụ thể:

➨ Doanh thu tính thuế: Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ, cá nhân kinh doanh là khoản doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của tổng tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:

  • Các khoản thưởng, khoản hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, khoản chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
  • Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
  • Các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
  • Khoản doanh thu khác mà hộ, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

➨ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng ngành nghề, lĩnh vực theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

  • Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề;
  • Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không thể xác định được doanh thu tính thuế của từng ngành nghề, lĩnh vực hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế quản lý sẽ thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng ngành nghề, lĩnh vực theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Thời hạn nộp thuế khoán của hộ kinh doanh

4.1. Phương pháp kê khai

  • Đối với trường hợp hộ kinh doanh kê khai theo tháng thì hạn nộp thuế chậm nhất là vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
  • Đối với trường hợp kê khai theo quý thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.

4.2. Phương pháp khoán

  • Dựa vào thông báo nộp thuế khoán của cơ quan thuế, hộ kinh doanh nộp thuế nộp tiền thuế hàng tháng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế khoán lựa chọn nộp thuế theo quý thì thời hạn nộp thuế cho cả quý là ngày cuối cùng của tháng đầu quý;
  • Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn thuế cấp, hoá đơn bán lẻ theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu của hóa đơn chậm nhất là vào ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Ví dụ

Anh Hùng mở hộ kinh doanh dịch vụ giặt là, khi đi đăng ký kinh doanh thì không xác định được doanh thu tính thuế khoán nên cơ quan thuế quản lý của anh Hùng ấn định doanh thu tính thuế khoản 15 triệu/tháng.

➨ Như vậy, anh Hùng thuộc diện phải nộp thuế khoán (vì doanh thu 12 tháng = 15 triệu x 12 = 180 triệu > 100 triệu).

➨ Mức thuế khoán hộ kinh doanh của anh Hùng phải nộp như sau: 

  • Số thuế môn bài phải nộp = 300.000 đồng/năm;
  • Số thuế GTGT phải nộp = 15 triệu x 5% = 750.000 đồng/tháng;
  • Số thuế TNCN phải nộp = 15 triệu x 2% = 300.000 đồng/tháng.

IV. Câu hỏi thường gặp về thuế khoán hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

1. Phương pháp tính thuế khoán có thể hiện tính chính xác về báo cáo doanh thu của người nộp thuế cho quan nhà nước về việc thể hiện doanh thu không?

Phương pháp tính thuế khoán không có thể hiện tính chính xác về báo cáo doanh thu của người nộp thuế cho quan nhà nước về việc thể hiện doanh thu vì khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thường không xác định được doanh thu tính thuế. 

Vì vậy, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ bị cơ quan thuế quản lý ấn định doanh thu tính thuế.


2. Phương pháp thuế khoán so với kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 133, Thông tư 200 thì có ưu nhược điểm gì tốt cho người nộp thuế và kế toán?

➨ Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ thực hiện;
  • Không cần có kế toán cũng như không tốn chi phí chi trả lương cho kế toán;
  • Không tốn nhiều thời gian để tự kê khai;
  • Ít phải chịu rủi ro về phạt chậm nộp hồ sơ và sổ sách, chứng từ kế toán;
  • Không phát sinh các khoản chậm nộp khai thuế.

➨ Nhược điểm:

  • Hệ thống kế toán hộ kinh doanh không đầy đủ;
  • Ở thế bị động do doanh thu tính thuế bị cơ quan thuế quản lý ấn định. Trong trường hợp thị trường khó khăn thì không được ưu đãi do doanh thu đã bị ấn định từ trước.

Trần Huyền - Phòng Kế toán Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH