
Thuế hộ kinh doanh dạy thêm, dạy kèm tại nhà phải nộp? Thuế dạy thêm học thêm là bao nhiêu? Dạy thêm có chịu thuế GTGT không? Cách tính thuế dạy thêm.
Các loại thuế hộ kinh doanh dạy thêm, dạy kèm tại nhà phải nộp
Thông thường thì hộ kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp 3 loại thuế cơ bản bao gồm:
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hoạt động dạy học, dạy nghề (bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học, dạy các môn năng khiếu như hội họa, múa, hát, nhạc, kịch, thể dục, thể thao, xiếc, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp) là đối tượng không phải chịu thuế GTGT.
Tóm lại:
Giáo viên đăng ký hộ kinh doanh cá thể để mở lớp dạy thêm tại nhà phải nộp 2 loại thuế là:
- Thuế môn bài;
- Thuế thu nhập cá nhân.
|
Xem thêm:
>> Thuế môn bài là gì? Bậc thuế và hạn nộp thuế môn bài 2025;
>> Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng;
>> Thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tính thuế thu nhập cá nhân.
Cách tính thuế dạy thêm, dạy kèm tại nhà cho hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP), mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh dạy thêm, dạy kèm như sau:
➧ 2 trường hợp hộ kinh doanh dạy thêm được miễn thuế môn bài
Hộ kinh doanh dạy thêm bên ngoài nhà trường được miễn thuế môn bài trong 2 trường hợp sau đây:
- Miễn thuế môn bài cho HKD dạy thêm trong năm đầu thành lập. Thời gian miễn thuế môn bài tính từ ngày được cấp giấy phép hộ kinh doanh đến hết ngày 31/12 của năm thành lập;
- Miễn thuế môn bài cho HKD dạy thêm có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Ví dụ:
- Giáo viên A thành lập hộ kinh doanh dạy thêm và được cấp giấy phép từ ngày 05/03/2025, thì được miễn thuế môn bài năm 2025 (thời gian miễn từ ngày 05/03/2025 đến 31/12/2025);
- Hộ kinh doanh dạy thêm của giáo viên B có doanh thu năm 2024 là 65 triệu đồng (nhỏ hơn 100 triệu đồng), nên thuộc diện được miễn thuế môn bài năm 2024.
➧ Mức thuế môn bài của hộ kinh doanh dạy thêm
Sau khi hết thời gian được miễn thuế môn bài, hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng thuế môn bài theo từng bậc như sau:
Doanh thu của hộ kinh doanh dạy thêm
|
Mức thuế môn bài
|
Bậc thuế
|
Doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/năm
|
1.000.000 đồng/năm
|
Bậc 1
|
Doanh thu bình quân trên 300 triệu - 500 triệu đồng/năm
|
500.000 đồng/năm
|
Bậc 2
|
Doanh thu bình quân trên 100 triệu - 300 triệu đồng/năm
|
300.000 đồng/năm
|
Bậc 3
|
Ví dụ:
Hộ kinh doanh của giáo viên A dạy thêm môn Toán cho học sinh lớp 6 tại nhà, doanh thu bình quân năm 2024 là 125 triệu đồng, nên sẽ phải đóng thuế môn bài theo bậc 3 là 300.000 đồng/năm.
➧ Thời hạn nộp lệ phí môn bài của hộ kinh doanh dạy thêm
Theo quy định, thời hạn nộp lệ phí môn bài của hộ kinh doanh chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.
Như vậy:
- Hộ kinh doanh dạy thêm thành lập năm 2025 không phải nộp lệ phí môn bài năm 2025;
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài lần đầu tiên của hộ kinh doanh dạy thêm thành lập năm 2025 muộn nhất là 30/01/2026.
Xem thêm:
>> Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể;
>> Cách tính thuế TNCN khi có 2 nguồn thu nhập.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Như vậy:
- Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không thuộc diện phải nộp thuế TNCN;
- Hộ kinh doanh dạy thêm có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải kê khai và nộp thuế TNCN theo quy định.
Công thức tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh dạy thêm như sau:
Tiền thuế TNCN phải nộp
|
=
|
Doanh thu tính thuế TNCN
|
x
|
Tỷ lệ thuế TNCN
|
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế TNCN của hộ kinh doanh dạy thêm là toàn bộ doanh thu từ hoạt động dạy thêm, tiền hoa hồng (nếu có) phát sinh trong năm;
- Tỷ lệ thuế TNCN đối với nhóm ngành giáo dục (bao gồm hoạt động dạy thêm) là 2%.
-------
Trong bài viết này, Anpha đã chia sẻ cho bạn những loại thuế mà hộ kinh doanh dạy thêm, dạy kèm tại nhà phải nộp sau khi thành lập.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết xoay quanh chủ đề thuế hộ kinh doanh cũng như đăng ký kinh doanh dạy thêm theo các đường dẫn sau đây:
>> Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm tại nhà;
>> Thủ tục mở trung tâm dạy thêm (công ty gia sư);
>> Dịch vụ kế toán thuế cho hộ kinh doanh dạy kèm tại nhà.
Một số câu hỏi thường gặp về thuế hộ kinh doanh dạy thêm
1. Hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng những loại thuế nào?
Hoạt động dạy thêm không thuộc đối tượng phải chịu thuế GTGT. Do đó, hộ kinh doanh dạy thêm chỉ phải nộp 2 loại thuế là: thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân.
2. Thuế TNCN hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp là bao nhiêu?
Tỷ lệ thuế TNCN đối với nhóm ngành giáo dục là 2%. Do đó, hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp thuế TNCN với thuế suất 2%.
Xem chi tiết:
>> Cách tính thuế TNCN của hộ kinh doanh dạy thêm;
>> Mức thuế suất hộ kinh doanh dạy kèm tại nhà.
3. Mức thuế môn bài hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp là bao nhiêu?
Hộ kinh doanh dạy thêm được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên thành lập. Từ năm thứ 2 trở đi, mức thuế môn bài hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp được tính theo doanh thu bình quân hàng năm.
Cụ thể như sau:
- Miễn thuế môn bài: Nếu doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống;
- Đóng 300.000 đồng/năm: Nếu doanh thu bình quân trên 100 triệu - 300 triệu đồng/năm;
- Đóng 500.000 đồng/năm: Nếu doanh thu bình quân trên 300 triệu - 500 triệu đồng/năm;
- Đóng 1.000.000 đồng/năm: Nếu doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/năm.
>> Xem chi tiết: Mức thuế môn bài của hộ kinh doanh dạy thêm.
4. Dạy thêm, dạy học có chịu thuế GTGT không?
Không. Theo Khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hoạt động dạy học, dạy nghề (bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học, dạy các môn năng khiếu như hội họa, múa, hát, nhạc, kịch, thể dục, thể thao, xiếc, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp) là đối tượng không phải chịu thuế GTGT.
>> Tham khảo thêm: Đối tượng chịu thuế suất GTGT 0%.
5. Giáo viên dạy thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Giáo viên đăng ký hộ kinh doanh để dạy kèm tại nhà nếu:
- Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống: Không phải nộp thuế TNCN;
- Doanh thu trên 100 triệu đồng/năm: Phải kê khai và nộp thuế TNCN.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.