Lý do công ty bị đóng mã số thuế - Cách khôi phục mã số thuế

Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân, hậu của việc bị đóng mã số thuế công ty, doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xin khôi phục - mở lại mã số thuế bị đóng.

Khóa mã số thuế (đóng mã số thuế) là gì?

Đóng mã số thuế hay khóa mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị đóng, buộc công ty phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, báo cáo, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…

Nguyên nhân doanh nghiệp, công ty bị đóng mã số thuế

Thông thường việc đóng mã số thuế sẽ diễn ra khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp doanh nghiệp sẽ bị cơ quan thuế quản lý “cưỡng chế” đóng mã số thuế khi vi phạm các lỗi sau đây:

1. Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký

Doanh nghiệp bị khóa mã số thuế khi cơ quan thuế ra thông báo “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” trong các trường hợp sau:

  • Không treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính. Khi cán bộ thuế đi kiểm tra không thấy bảng hiệu hoặc không thấy doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nào tại địa chỉ đã đăng ký;
  • Doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế trong 1 kỳ hoặc nhiều kỳ liên tiếp;
  • Quá thời hạn mà doanh nghiệp không nộp tiền thuế phát sinh (lệ phí môn bài, thuế TNDN…);
  • Cơ quan thuế quản lý đã gửi thông báo tới doanh nghiệp quá 3 lần về 1 trong các vấn đề trên mà doanh nghiệp không phản hồi.

2. Bị ra thông báo thu hồi giấy phép kinh doanh do vi phạm pháp luật

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong các trường hợp sau:

  • Thông tin kê khai trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp là giả mạo;
  • Không gửi báo cáo theo thời hạn yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Doanh nghiệp được thành lập bởi những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp;
  • Ngừng hoạt động trên 1 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

>> Xem thêm: Điều kiện về chủ thể thành lập công ty.

3. Doanh nghiệp giải thể hoặc sáp nhập, chia tách doanh nghiệp

Nếu như bên trên là doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, thì trong trường hợp giải thể, sáp nhập hoặc chia tách, việc đóng mã số thuế là dựa theo yêu cầu của doanh nghiệp.

  • Tổ chức lại doanh nghiệp: Mã số thuế của công ty sẽ bị đóng trong trường hợp chủ doanh nghiệp tiến hành sáp nhập công ty vào 1 công ty khác hoặc chia tách công ty thành các công ty nhỏ khác nhau;
  • Giải thể doanh nghiệp: Mã số thuế công ty sẽ bị đóng khi công ty làm hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi tới cơ quan thuế quản lý.

Hậu quả của việc bị đóng mã số thuế đối với doanh nghiệp

1. Những việc doanh nghiệp không thể thực hiện khi bị khóa mã số thuế

Công ty, doanh nghiệp sẽ không thực hiện được những việc sau đây khi bị khóa mã số thuế:

2. Mức phạt khi bị đóng mã số thuế

Các khoản tiền phạt doanh nghiệp phải đối mặt khi bị khóa mã số thuế có thể kể đến là:

  • Phạt do chậm nộp tờ khai, báo cáo thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN và tờ khai lệ phí môn bài. Tùy theo số ngày chậm nộp mà doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 25.000.000 đồng;
  • Phạt chậm nộp tiền thuế môn bài, chậm nộp thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN (nếu có);

Bạn có thể xem chi tiết thời hạn nộp từng loại tờ khai, báo cáo thuế, thời hạn nộp các loại tiền thuế và mức xử phạt khi chậm nộp tại bài viết thời hạn nộp tờ khai thuế, báo cáo thuế theo quý & theo tháng của Anpha.

Hồ sơ, thủ tục khôi phục mã số thuế công ty, doanh nghiệp bị khóa

Khi phát hiện công ty bị khóa mã số thuế, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây để được mở lại mã số thuế cho công ty:

➤ Bước 1: Xác định nguyên nhân công ty bị đóng mã số thuế

Bạn có thể liên hệ cán bộ thuế quản lý hoặc tra cứu trên trang http://tracuunnt.gdt.gov.vn/ của Tổng cục Thuế để biết được lý do doanh nghiệp bị khóa mã số thuế và cách khắc phục.

➤ Bước 2: Gửi công văn tới cơ quan thuế quản lý xin mở lại mã số thuế

Doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế (bao gồm mẫu số 25/ĐK-TCT và các giấy tờ theo yêu cầu) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải quyết.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế (mẫu 25/ĐK-TCT). 

➤ Bước 3: Nộp đầy đủ tờ khai, báo cáo, khắc phục vi phạm theo yêu cầu của cơ quan thuế

Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ yêu cầu doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ sau đây:

  • Nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn còn thiếu;
  • Nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trước khi khôi phục mã số thuế;
  • Treo bảng hiệu tại trụ sở chính.

Tiếp theo, cơ quan thuế xuống xác minh địa chỉ trụ sở chính và thực hiện khôi phục trạng thái hoạt động cho mã số thuế doanh nghiệp trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

----------

Để giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn khi bị đóng mã số thuế và nhanh chóng hoạt động lại bình thường. Anpha cung cấp dịch vụ khôi phục mã thuế với: 

  • Chi phí trọn gói chỉ từ: 2.000.000 đồng;
  • Cam kết mở mã số thuế sau 7 - 10 ngày làm việc.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ khôi phục mã số thuế công ty bị khóa.

Nếu công ty bạn đang rơi vào một trong các trường hợp bị khóa mã số thuế như trên và cần hỗ trợ mở khóa, hãy liên hệ ngay cho Anpha theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 35 6866 (Miền Trung) - 0902 60 2345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Một số câu hỏi về việc doanh nghiệp bị khóa mã số thuế

1. Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế khi nào?

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế (hay khóa mã số thuế) khi bị cơ quan thuế ra thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc bị ra thông báo thu hồi giấy phép kinh doanh do vi phạm pháp luật hoặc khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, chia tách, sáp nhập công ty..

>> Xem chi tiết: Nguyên nhân doanh nghiệp bị khóa mã số thuế.


2. Khi nào cơ quan thuế ra thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đăng ký?

Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ra thông báo này khi vi phạm một trong các lỗi sau:

  • Không treo bảng hiệu, không hoạt động tại địa chỉ trụ sở chính đã đăng ký;
  • Không nộp tờ khai thuế trong 1 kỳ hoặc nhiều kỳ liên tiếp;
  • Quá thời hạn mà doanh nghiệp không nộp tiền thuế phát sinh (lệ phí môn bài, thuế TNDN…);
  • Cơ quan thuế quản lý đã gửi thông báo tới doanh nghiệp quá 3 lần về 1 trong các vấn đề trên mà doanh nghiệp không phản hồi.

3. Kiểm tra nguyên nhân mã số thuế công ty bị khóa như thế nào?

Doanh nghiệp có thể liên hệ cán bộ thuế quản lý hoặc tra cứu trên trang http://tracuunnt.gdt.gov.vn/ của Tổng cục Thuế để biết được lý do doanh nghiệp bị khóa mã số thuế và cách khắc phục.


4. Cách khôi phục mã số thuế công ty bị khóa như thế nào?

Sau khi xác định được nguyên nhân công ty bị khóa/đóng mã số thuế, doanh nghiệp làm hồ sơ khôi phục mã số thuế (gồm mẫu số 25/ĐK-TCT và các giấy tờ theo yêu cầu) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Đồng thời khắc phục các lỗi vi phạm theo yêu cầu của cơ quan thuế như: treo bảng hiệu, nộp đầy đủ các loại báo cáo, tờ khai, các loại tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp… để được mở lại mã số thuế.


5. Doanh nghiệp không thể làm gì khi bị khóa mã số thuế?

Khi bị khóa mã số thuế, doanh nghiệp không thể thực hiện những việc sau:

  • Không xuất được hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng;
  • Không nộp được các loại báo cáo, tờ khai trên trang Thuế điện tử như tờ khai thuế TNCN, tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNDN, báo cáo tài chính…
  • Không được làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh.

6. Chậm nộp tờ khai thuế do công ty bị khóa mã số thuế sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tùy theo số ngày chậm nộp, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính do chậm nộp tờ khai thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN hoặc tờ khai lệ phí môn bài từ 2.000.000 đồng - 25.000.000 đồng.

>> Xem chi tiết: Thời hạn nộp tờ khai thuế, báo cáo thuế theo quý & theo tháng.


Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc)0939 35 6866 (Miền Trung) hoặc 0902 60 2345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH