Bạn thắc mắc bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích giống và khác nhau như thế nào? Anpha sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này.
Bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích là gì?
Bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 2 loại văn bằng bảo hộ của sáng chế được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với sáng chế đã được đăng ký và chấp thuận bảo hộ.
Hiện tại, pháp luật không có khái niệm cụ thể về bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu:
- Bằng độc quyền sáng chế được cấp cho những sản phẩm hoặc quy trình mang tính sáng tạo, tính mới lạ, có khả năng áp dụng công nghiệp;
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp cho những sản phẩm, giải pháp có tính mới, có trình độ kỹ thuật mang tầm thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
>> Tham khảo: Sáng chế, bằng sáng chế là gì?
Điểm giống giữa bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích có một số điểm giống nhau như sau:
- Đều là hình thức bảo hộ của sáng chế;
- Đều là giải pháp kỹ thuật tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình;
- Đều phải đăng ký bảo hộ độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ;
- Đều phải đáp ứng về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp;
- Đều tuân thủ mọi quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký, gia hạn, duy trì và chấm dứt sự bảo hộ.
Bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 2 hình thức bảo hộ sáng chế. Mặc dù có điểm tương đồng nhưng 2 hình thức này vẫn có những điểm khác biệt. Cụ thể:
Tiêu chí
|
Bằng độc quyền sáng chế
|
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
|
Điều kiện bảo hộ
|
- Có tính mới
- Có trình độ sáng tạo
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
|
- Có tính mới
- Không phải là hiểu biết phổ biến
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
|
Đối tượng bảo hộ |
Sản phẩm hoặc quy trình |
Sản phẩm hoặc giải pháp |
Thời hạn thẩm định |
42 tháng kể từ ngày nộp đơn |
36 tháng kể từ ngày nộp đơn |
Thời hạn bảo hộ |
20 năm kể từ ngày nộp đơn |
10 năm kể từ ngày nộp đơn |
>> Để hiểu chi tiết về từng điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp), bạn có thể tham khảo: Điều kiện bảo hộ sáng chế theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Ai có quyền đăng ký bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích
Theo quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích:
- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
- Người được tác giả sáng chế hoặc cá nhân/tổ chức đầu tư tạo ra sáng chế chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân/tổ chức khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản để thừa kế sáng chế.
Thủ tục đăng ký bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích
1. Hồ sơ đăng ký sáng chế nói chung
Về cơ bản, hồ sơ đăng ký bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích sẽ tương tự như nhau.
Chi tiết hồ sơ đăng ký bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích gồm:
- 2 tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế;
- 2 bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích (bao gồm phạm vi bảo hộ);
- 2 bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác)
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu tờ khai đăng ký sáng chế.
2. Cơ quan tiếp nhận và cách thức nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục SHTT tại TP. HCM và Đà Nẵng.
Ngoài cách nộp trực tiếp, bạn có thể nộp online tại Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp qua đường bưu điện.
Tham khảo chi tiết các bước xin bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích:
>> Chi tiết điều kiện, hồ sơ đăng ký sáng chế;
>> 5 lý do nên đăng ký sáng chế.
Câu hỏi về bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích
1. Khi nào được cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích?
- Bằng độc quyền sáng chế được cấp khi đối tượng sáng chế là những sản phẩm hoặc quy trình mang tính sáng tạo, tính mới lạ, có khả năng áp dụng công nghiệp;
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp khi đối tượng sáng chế là những sản phẩm, giải pháp có tính mới, có trình độ kỹ thuật mang tầm thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
2. Điểm tương đồng giữa bằng độc quyền giải pháp hữu ích và bằng độc quyền sáng chế?
Bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích có một số điểm tương đồng sau:
- Đều là hình thức bảo hộ của sáng chế;
- Đều là giải pháp kỹ thuật tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình;
- Đều phải đăng ký bảo hộ độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ;
- Đều phải đáp ứng về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp;
- Đều tuân thủ mọi quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký, gia hạn, duy trì và chấm dứt sự bảo hộ.
3. Sự khác biệt giữa bằng sáng chế và bằng giải pháp hữu ích là gì?
Bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích khác nhau về: điều kiện bảo hộ, đối tượng bảo hộ, thời hạn thẩm định nội dung khi đăng ký bằng bảo hộ và thời hạn bảo hộ.
>> Tham khảo: Điểm khác giữa bằng độc quyền sáng chế & bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
4. Thời hạn bảo hộ bằng độc quyền sáng chế là bao lâu?
Bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ trong 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
5. Cách thức nộp đơn đăng ký bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích?
Tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục SHTT tại TP. HCM và Đà Nẵng hoặc nộp online tại Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp qua đường bưu điện.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT