Tìm hiểu chi tiết về giấy chứng nhận HACCP (chứng chỉ HACCP). Khi nào cần xin cấp giấy chứng nhận HACCP, hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận HACCP.
I. Tiêu chuẩn HACCP và giấy chứng nhận HACCP là gì?
Chứng nhận HACCP hay còn gọi là chứng chỉ HACCP là giấy chứng nhận về phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn, đây là tài liệu minh chứng cho việc doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn đạt yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP.
Tiêu chuẩn HACCP sẽ xem xét toàn bộ chu trình của thực phẩm, bao gồm từ những khâu đầu tiên cho tới khâu cuối cùng là đến tay người tiêu dùng, từ đó đưa ra các điều kiện vệ sinh cần thiết để sản xuất thực phẩm an toàn và phù hợp cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, tiêu chuẩn HACCP còn được xem như là cơ sở cho những tiêu chuẩn khác, nhất là đối với những quy phạm riêng cho từng ngành.
II. Tại sao cần xin giấy chứng nhận HACCP?
HACCP là tiêu chuẩn đã được Ủy ban An toàn quốc tế công nhận và áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc xin cấp giấy chứng nhận HACCP là cần thiết bởi vì:
- HACCP có tính hệ thống và có cơ sở khoa học, xác định được những mối nguy cụ thể, từ đó có các biện pháp để có thể kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn vệ sinh thực phẩm;
- HACCP được xem như là một công cụ để đánh giá các mối nguy, thiết lập ra hệ thống kiểm soát tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn thay cho việc kiểm tra thành phẩm;
- Tiêu chuẩn HACCP còn giúp các cấp có thẩm quyền trong công tác thanh tra hay thúc đẩy việc giao thương quốc tế bằng cách gia tăng sự tin tưởng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp ở các nước như châu Âu hay châu Mỹ chỉ được xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế khi đạt chứng nhận HACCP cho sản phẩm đó.
>> Tham khảo thêm: Sự khác nhau giữa HACCP và ISO 22000.
III. Những đối tượng nào nên đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP?
Các tổ chức, cá nhân, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh về những lĩnh vực dưới đây nên đăng ký cấp giấy chứng nhận HACCP, bao gồm:
- Cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi;
- Cơ sở sơ chế, chế biến thủy - hải sản;
- Cơ sở sản xuất thức uống đóng chai, đóng lon, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp;
- Cơ sở dịch vụ cung cấp thực phẩm như: nhà hàng, hệ thống/chuỗi cung cấp thức ăn nhanh, cung cấp thực phẩm lưu động;
- Cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như: lưu trữ và phân phối thực phẩm, cung cấp các thiết bị về chế biến thực phẩm hay dịch vụ dọn dẹp, vệ sinh và đóng gói.
IV. Một số lợi ích khi sở hữu giấy chứng nhận HACCP
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc sở hữu giấy chứng nhận HACCP đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như:
- Nâng cao hình ảnh, sự uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng;
- Gia tăng sức cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp trên thị trường;
- Giảm thiểu chi phí gắn với các rủi ro đối với trường hợp bị thu hồi sản phẩm hay bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng;
- Như một tấm chắn bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, giúp giảm thiểu chi phí tái chế và hủy sản phẩm nhờ cơ chế ngăn ngừa phát hiện ra các nguy cơ về ATTP theo quy định;
- Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đề phòng và hạn chế rủi ro, dễ giải quyết các thủ tục bảo hiểm về tổn thất và bồi thường trong kinh doanh;
- Là nền tảng để được chứng nhận, công nhận và thừa nhận trong sản xuất, thương mại.
Ngoài ra, xét theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì khi có giấy chứng nhận HACCP, cơ sở kinh doanh sẽ không cần phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đưa sản phẩm ra thị trường, cơ sở chỉ cần làm các thủ tục công bố sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm:
>> Các trường hợp miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
>> Hướng dẫn thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm;
>> Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép CFS.
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận HACCP
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận HACCP (chứng chỉ HACCP) bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký chứng nhận HACCP theo mẫu của tổ chức chứng nhận (*);
- Kế hoạch HACCP của tổ chức, doanh nghiệp đăng ký;
- Các tài liệu và hồ sơ liên quan đến việc áp dụng HACCP vào thực tế.
Ghi chú:
(*) Mẫu đơn này sẽ khác nhau tùy vào từng tổ chức cấp giấy chứng nhận HACCP.
2. Quy trình cấp giấy chứng nhận HACCP
Quy trình làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận HACCP bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Khai báo các thông tin theo mẫu đơn yêu cầu của tổ chức chứng nhận HACCP;
- Bước 2: Tổ chức chứng nhận HACCP chuẩn bị chứng nhận;
- Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1;
- Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2;
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình HACCP của cơ sở kinh doanh;
- Bước 6: Hành động khắc phục (nếu có);
- Bước 7: Cấp giấy chứng nhận HACCP cho cơ sở kinh doanh;
- Bước 8: Đánh giá giám sát định kỳ;
- Bước 9: Tái chứng nhận HACCP.
Lưu ý:
Chứng nhận HACCP chỉ có hiệu lực 3 năm (giám sát định kỳ 6 tháng/lần), do đó doanh nghiệp cần chú ý thời hạn này để kịp thời gia hạn hoặc xin cấp mới theo quy định.
VI. Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục xin cấp chứng chỉ HACCP
1. Giấy chứng nhận HACCP là gì?
Chứng nhận HACCP hay còn gọi là chứng chỉ HACCP là giấy chứng nhận về phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn, đây là tài liệu minh chứng cho việc doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn đạt yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP.
2. Chứng chỉ HACCP có thay thế giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được không?
Được. Xét theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì khi có giấy chứng nhận HACCP, cơ sở kinh doanh sẽ không cần phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nữa, khi đưa sản phẩm ra thị trường chỉ cần làm các thủ tục công bố sản phẩm.
3. Hồ sơ xin giấy chứng nhận HACCP gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận HACCP (chứng chỉ HACCP) bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký chứng nhận HACCP theo mẫu của tổ chức chứng nhận;
- Kế hoạch HACCP của tổ chức, doanh nghiệp đăng ký;
- Các tài liệu và hồ sơ liên quan đến việc áp dụng HACCP vào thực tế.
>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận HACCP.
Thanh Ngô - Phòng Pháp lý Anpha
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT