Tìm hiểu hồ sơ, thủ tục chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng. Cơ quan, thời gian giải quyết thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng, chi phí chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng.
I. Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì?
➧ Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức. Sổ hồng là giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
➧ Trải qua nhiều lần ban hành Luật Đất đai thì giấy chứng nhận về đất đai ở Việt Nam có các tên gọi sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
➧ Kể từ ngày 10/12/2009, Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất mẫu giấy chứng nhận mới với tên gọi được áp dụng chung trên cả nước là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bìa giấy chứng nhận màu hồng, không phải sổ hồng).
➧ Hiện nay, pháp luật đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành đang tiếp tục sử dụng tên gọi giấy chứng nhận mới như trên. Cụ thể tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ xác nhận người có quyền hợp pháp đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Tóm lại, sổ đỏ là giấy chứng nhận có bìa màu đỏ và sổ hồng là giấy chứng nhận có bìa màu hồng, nhưng sổ hồng có 2 mẫu khác nhau, cụ thể:
- Sổ hồng mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009);
- Sổ hồng mẫu mới có màu hồng cánh sen, mẫu này đang áp dụng cấp cho người dân hiện nay.
>> Tham khảo ngay: Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng.
II. Quy trình, thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng (chuyển bìa đỏ sang bìa hồng)
1. Hồ sơ chuyển sổ đỏ sang sổ hồng
Hồ sơ chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng gồm:
Bộ hồ sơ cấp đổi bìa đỏ sang bìa hồng gồm các đầu mục giấy tờ như sau:
- Bản gốc giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp;
- Đơn đề nghị cấp đổi sổ mới (mẫu số 10/ĐK);
- Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (*).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận.
Ghi chú:
(*): Trường hợp sổ đỏ đang thế chấp tại tổ chức khác mà cần đổi sổ mới do thực hiện thay đổi, đo đạc lại kích thước thửa đất thì cần cung cấp bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đai và tài sản gắn liền trên đất thay cho bản gốc giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đổi bìa đỏ sang bìa hồng
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đổi bìa đỏ sang bìa hồng gồm:
- Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất;
- Bộ phận địa chính của UBND cấp xã nếu hộ gia đình hoặc cá nhân có nhu cầu.
3. Quy trình, thủ tục chuyển sổ đỏ sang sổ hồng
Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành kiểm tra, cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng sau khi tiếp nhận hồ sơ, cụ thể:
- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận lý do cấp đổi giấy chứng nhận trong đơn đề nghị;
- Lập hồ sơ trình cơ quan đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
- Bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc bàn giao cho UBND cấp xã đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Thời gian đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Thời gian giải quyết thủ tục chuyển từ sổ đỏ sang sổ hồng được quy định như sau:
- Tối đa 7 ngày làm việc, nếu hồ sơ nộp hợp lệ;
- Tối đa 17 ngày làm việc, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Tối đa 50 ngày làm việc, đối với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ.
Lưu ý:
Thời gian giải quyết thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng không bao gồm:
- Ngày lễ, ngày nghỉ theo luật định;
- Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian xử lý các trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
5. Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức lệ phí cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng hay cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất, vì vậy, mức thu sẽ khác nhau ở mỗi tỉnh.
Thực tế, mức phí cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng sẽ dao động từ 25.000 - 50.000 đồng đối với hộ gia đình hoặc cá nhân.
>> Tham khảo thêm: Điểm mới của Luật Đất đai 2024 (cập nhật mới nhất).
III. 3 trường hợp cần lưu ý khi chuyển sổ đỏ sang sổ hồng
Trong một số trường hợp, việc đổi sổ đỏ sang sổ hồng cần lưu ý:
1. Tài sản chung của vợ chồng
Khi thực hiện thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng, cả vợ và chồng đều phải ký tên trong đơn đề nghị và các giấy tờ liên quan, nếu quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng.
2. Sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng
Chủ quyền sử dụng đất phải thông báo cho ngân hàng và cung cấp bản sao hợp đồng thế chấp khi làm thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng nếu sổ đỏ đang được dùng để thế chấp vay vốn tại ngân hàng.
3. Sổ đỏ của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng, cần bổ sung các giấy tờ về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp như:
Tham khảo ngay:
>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ, sổ hồng;
>> Thủ tục giải chấp sổ đỏ, sổ hồng;
>> Cách kiểm tra sổ đỏ có bị thế chấp không.
IV. Có cần đổi sổ đỏ sang sổ hồng không? Vì sao?
Việc chuyển đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng là cần thiết, để đồng bộ hóa công tác quản lý của nhà nước và mang lại nhiều tiện lợi hơn cho cá nhân và tổ chức. Cụ thể:
1. Đối với cá nhân, tổ chức
Sổ hồng ghi nhận quyền sử dụng và sở hữu hợp pháp đối với đất, nhà ở và tài sản gắn liền trên đất nên việc cấp đổi sang sổ hồng giúp xác nhận chính xác về pháp lý của tài sản trên đất cho cá nhân, tổ chức đó.
Đồng thời, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê và tránh được các tranh chấp, khiếu nại không đáng có.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Đối với cơ quan nhà nước
Việc đổi sổ đỏ sang sổ hồng góp phần thống nhất giấy tờ đất đai trong hồ sơ địa chính, giúp cơ quan nhà nước dễ dàng tìm kiếm thông tin, cập nhật các biến động về thông tin đất đai và tài sản trên đất, thuận lợi trong công tác quản lý thị trường bất động sản nước nhà.
Như vậy, việc đổi sổ đỏ sang sổ hồng mặc dù không bắt buộc nhưng là thủ tục cần thiết để đảm bảo quyền sử dụng và tính hợp pháp của người dân đối với đất đai, tài sản gắn liền trên đất. Do đó, chủ quyền sử dụng đất cần tìm hiểu kỹ các quy định về thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký biến động đất đai (trực tiếp, online).
Hồng Hạnh - Phòng Pháp lý Anpha