Xem ngay: Thủ tục & hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh - Quy định, điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh tại bài viết.
Lợi ích khi thành lập địa điểm kinh doanh
Hiện nay, việc thành lập địa điểm kinh doanh thay vì mở chi nhánh thường được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Vì doanh nghiệp vừa có thể mở rộng phạm vi hoạt động, vừa có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh (giao dịch mua - bán) mà không cần phải làm các thủ tục kê khai thuế phức tạp.
Do đó, khi có nhu cầu mở kho hàng, xưởng sản xuất, địa điểm giao dịch, cửa hàng (shop) bán hàng trực tiếp, hầu hết doanh nghiệp sẽ chọn lựa đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể mở 1 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc mở tại tỉnh khác mà không bị giới hạn số lượng.
>> Xem thêm: Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?
Mẫu hồ sơ và thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh
1. Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính bao gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục II-7);
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ;
- Giấy ủy quyền (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh.
Lưu ý:
Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh cần có đầy đủ các thông tin sau:
- Tên, mã số thuế của công ty;
- Tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
- Ngành nghề hoạt động của địa điểm kinh doanh cùng tỉnh;
- Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh;
- Chữ ký của người đại diện pháp luật công ty.
2. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh
➧ Nơi nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh - nơi công ty đặt trụ sở chính.
➧ Cách thức nộp hồ sơ:
- Cách 1: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh kèm theo lệ phí tại Bộ phận Một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc gửi qua bưu điện;
- Cách 2: Nộp hồ sơ online trên trang Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia và thanh toán lệ phí qua tài khoản được chỉ định.
➧ Thời hạn giải quyết:
Sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Lưu ý:
- Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có mã số thuế riêng, không có con dấu nên cũng không được ký kết hợp đồng;
- Địa điểm kinh doanh phải nộp phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm và phải nộp tờ khai lệ phí môn bài lần đầu chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập.
Ví dụ:
Địa điểm kinh doanh thành lập tháng 6/2023 thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01/2024.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Có 3 điều kiện cơ bản doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh:
1. Tên địa điểm kinh doanh cùng tỉnh
- Cấu trúc tên của địa điểm kinh doanh cùng tỉnh phải bao gồm: Địa điểm kinh doanh + Tên riêng của địa điểm kinh doanh + Tên của công ty, doanh nghiệp;
- Tên riêng của địa điểm kinh doanh không được chứa từ “công ty” hoặc “doanh nghiệp”;
- Trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh, thì tên của địa điểm kinh doanh chuẩn bị đăng ký không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các địa điểm kinh doanh đã thành lập trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh.
Ví dụ: Một cách đặt tên địa điểm kinh doanh đúng quy định:
- Địa điểm kinh doanh số 1 - Công ty cổ phần thời trang số;
- Địa điểm kinh doanh Bình Thạnh - Công ty TNHH dịch vụ tư vấn Anpha;
- Địa điểm kinh doanh - Kho hàng - Doanh nghiệp tư nhân Thái Hòa.
2. Ngành nghề hoạt động của địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh chỉ được đăng ký những ngành nghề nằm trong danh mục ngành nghề công ty đã đăng ký và đủ điều kiện hoạt động;
- Trường hợp địa điểm kinh doanh muốn đăng ký ngành nghề nằm ngoài danh mục ngành nghề công ty đăng ký thì cần làm thủ tục bổ sung ngành nghề cho công ty mẹ trước khi thành lập địa điểm kinh doanh.
3. Địa chỉ của địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh và công ty có thể cùng 1 địa chỉ với công ty mẹ. Nhưng cần có sự phân biệt rõ ràng khu vực hoạt động và có biển hiệu rõ ràng;
- Địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh phải rõ ràng, có đầy đủ số nhà, tên đường phố, ngõ, ngách, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố;
- Trường hợp địa điểm kinh doanh là kho hàng hoặc xưởng sản xuất thì cần đáp ứng thêm các điều kiện liên quan khác như: phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm tiếng ồn…
Dịch vụ làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh của Anpha
Là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế và thành lập doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, Anpha đã có kinh nghiệm thành lập hơn 2360 địa điểm kinh doanh cho các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc (tiêu biểu như thương hiệu thời trang Sixdo, hệ thống phòng tập 25 Fit…).
Anpha cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh trên toàn quốc với:
- Chi phí thành lập trọn gói chỉ từ 700.000 đồng;
- Hoàn thành thủ tục sau 3 - 5 ngày làm việc;
- Miễn phí tư vấn và bàn giao kết quả tận nơi.
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh.
Liên hệ ngay cho Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn và thành lập địa điểm kinh doanh trong thời gian sớm nhất.
GỌI NGAY
Một số câu hỏi về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
1. Cách đặt tên địa điểm kinh doanh cùng tỉnh như thế nào?
Khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh, bạn cần lưu ý:
- Cấu trúc tên của địa điểm kinh doanh cùng tỉnh phải bao gồm: Địa điểm kinh doanh + Tên riêng của địa điểm kinh doanh + Tên của công ty, doanh nghiệp;
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của địa điểm kinh doanh khác đã đăng ký;
- Tên riêng của địa điểm kinh doanh không được chứa cụm từ “doanh nghiệp’, “công ty”.
2. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh gồm những gì?
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục II-7);
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ;
- Giấy ủy quyền (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh.
3. Doanh nghiệp nên thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh khi nào?
Khi có nhu cầu mở kho hàng, xưởng sản xuất, địa điểm giao dịch, cửa hàng (shop) bán hàng trực tiếp, thì doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
4. Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh có phải nộp lệ phí môn bài không?
Địa điểm kinh doanh phải nộp phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm và phải nộp tờ khai lệ phí môn bài lần đầu chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập.
5. Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh gồm những nội dung gì?
Trong thông báo thành lập địa điểm kinh doanh phải có những nội dung sau đây:
- Tên, mã số thuế công ty;
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Ngành nghề hoạt động của địa điểm kinh doanh cùng tỉnh;
- Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh;
- Chữ ký của người đại diện pháp luật công ty.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT