Điều kiện thành lập công ty trí tuệ nhân tạo AI, công ty lập trình web, phần mềm, máy tính… Mã ngành đăng ký kinh doanh, hồ sơ & thủ tục thành lập công ty AI.
Trong thời đại 4.0 thì ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành phát triển vượt bậc và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng công ty lập trình - công ty trí tuệ nhân tạo AI nối đuôi nhau ra đời ngày càng nhiều. Quan trọng hơn, các công ty lập trình thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin được hưởng khá nhiều chính sách ưu đãi từ Chính phủ.
Vậy, công ty lập trình - trí tuệ nhân tạo là gì? Quy trình thành lập công ty lập trình gồm những bước nào? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này với Kế toán Anpha nhé.
Công ty lập trình - trí tuệ nhân tạo AI là gì?
Trí tuệ nhân tạo (trí thông minh nhân tạo) có tên tiếng Anh là artificial intelligence, viết tắt là AI. Đây là một khía cạnh, một lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin.
Trí tuệ nhân tạo AI do con người lập trình để tự động hóa và thông minh hóa các hành vi của con người, từ đó có thể tiết kiệm các chi phí liên quan đến nhân sự, chẳng hạn chi phí lương, chi phí training…
Các công ty lập trình AI có thể kinh doanh sản phẩm phần mềm, hoạt động lập trình web, lập trình máy vi tính, thiết kế website… Và tùy vào từng phạm vi hoạt động mà công ty lập trình phải đăng ký đúng, đủ các mã ngành cần thiết.
Điều kiện thành lập công ty lập trình, công ty trí tuệ nhân tạo AI
Theo quy định của pháp luật, ngành lập trình máy tính không nằm trong danh sách những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, khi thành lập công ty lập trình (hay còn gọi là công ty trí tuệ nhân tạo AI) bạn chỉ cần làm thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh.
Khi đó, để quá trình thành lập công ty không bị gián đoạn, bạn cần đảm bảo các điều kiện về chủ thể thành lập, về vốn điều lệ, về địa điểm đặt công ty lập trình…
>> Xem ngay bài viết “6 điều kiện thành lập công ty” trước khi tiến hành thủ tục thành lập công ty lập trình bạn nhé.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn khi thành lập công ty lập trình web, công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo AI là:
- Công ty tư nhân.
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh;
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Mỗi loại hình sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và định hướng phát triển của công ty lập trình mà bạn cân nhắc lựa chọn loại hình phù hợp.
Tuy nhiên Kế toán Anpha cũng chia sẻ thêm với bạn, trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi về số lượng thành viên hoặc định hướng kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
>> Ưu, nhược điểm các loại hình công ty, doanh nghiệp;
>> So sánh các loại hình công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020.
-------
Dưới đây, Kế toán Anpha sẽ hướng dẫn bạn các bước thành lập công ty, đăng ký kinh doanh cho công ty lập trình.
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty lập trình sẽ có những thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, bộ hồ sơ cơ bản theo đúng quy định hiện hành gồm các thành phần theo bảng sau.
Hồ sơ bao gồm mở công ty trí tuệ nhân tạo AI bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty trí tuệ nhân tạo;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông của công ty cổ phần hoặc danh sách thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ (trường hợp người nộp không phải là người đại diện pháp luật);
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân (CCCD/hộ chiếu) của thành viên/cổ động, người đại diện pháp luật, người được ủy quyền đi nộp hồ sơ (nếu có).
TẢI TRỌN BỘ HỒ SƠ:
>> Hồ sơ thành lập công ty TNHH;
>> Hồ sơ thành lập công ty tư nhân.
>> Hồ sơ thành lập công ty cổ phần;
>> Hồ sơ thành lập công ty hợp danh;
Tại “giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty” bạn cần đăng ký đầy đủ các mã ngành mà công ty lập trình chắc chắn hoạt động và dự kiến hoạt động để tránh trường hợp phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bạn tham khảo một số ngành nghề mà công ty lập trình trí tuệ nhân tạo AI có thể hoạt động theo bảng dưới đây.
Chi tiết ngành nghề |
Mã ngành |
Xuất bản phần mềm |
5820 |
Lập trình máy vi tính |
6201 |
Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính |
6202 |
Hoạt động dịch vụ CNTT và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính |
6209 |
Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan |
6311 |
Cổng thông tin |
6312 |
Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu |
6399 |
>> Tham khảo thêm: Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh cho công ty AI
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như Anpha chia sẻ ở trên, bạn thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty trí tuệ nhân tạo theo 1 trong 2 cách sau:
➨ Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố, nơi công ty lập trình đặt trụ sở chính;
➨ Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến (online) tại trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý:
Hiện nay một số tỉnh/thành phố lớn: TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương… chỉ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập công ty trí tuệ nhân tạo theo hình thức online. Vì vậy, trước khi nộp hồ sơ bạn cần liên hệ với Sở KH&ĐT để xác nhận hình thức đăng ký hợp lệ.
3. Thời gian giải quyết hồ sơ mở công ty lập trình web, công ty AI
Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo về thủ tục đăng ký thành lập công ty trí tuệ nhân tạo:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Sở KH&ĐT sẽ thông báo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Sở KH&ĐT sẽ yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung giấy tờ, khi đó bạn cần khắc phục các thiếu sót và nộp lại như ban đầu.
Tham khảo thêm:
>> Quy trình thành lập công ty chuẩn theo pháp luật hiện hành;
>> Hướng dẫn thành lập công ty sản xuất phần mềm.
-------
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ sẽ khó tránh khỏi những sai sót, dẫn tới việc hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty lập trình với Sở KH&ĐT bị gián đoạn và mất nhiều thời gian. Để tránh tình trạng như trên xảy ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Kế toán Anpha.
Với mức chi phí trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng, Anpha sẽ thay bạn chuẩn bị toàn bộ giấy tờ, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh công ty lập trình và chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày làm việc, bạn sẽ được cấp giấy phép hoạt động công ty lập trình.
>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
GỌI NGAY
Theo quy định, có 4 loại thuế cơ bản phải nộp sau khi thành lập công ty.
1. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (hay còn được biết với tên gọi VAT) là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển.
Tùy vào từng loại ngành nghề kinh doanh công ty đăng ký cụ thể mà mức thuế suất khác nhau có thể là 0%, 5%, 8% hoặc 10%.
2. Thuế môn bài
Thuế môn bài (hay còn gọi là lệ phí môn bài) là loại thuế trực thu, được tính dựa trên vốn điều lệ của công ty lập trình.
- Nếu công ty lập trình đăng ký số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài hàng năm phải nộp cho cơ quan thuế là 3.000.000 đồng;
- Nếu công ty lập trình đăng ký số vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lại thì mức thuế môn bài hàng năm phải nộp cho cơ quan thuế là 2.000.000 đồng.
Đối với những công ty AI mới thành lập sẽ được miễn nộp lệ phí môn bài năm đầu tiên. Hết năm đầu tiên, công ty phải có trách nhiệm nộp lệ phí môn bài, chậm nhất là vào ngày 30/01 của mỗi năm.
3. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, được trích một phần từ nguồn thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng cho những cá nhân có thu nhập cao theo quy định của pháp luật.
>> Tìm hiểu thêm: Các bài viết liên quan thuế thu nhập cá nhân.
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là loại thuế trực thu, được tính dựa trên thu nhập chịu thuế của công ty lập trình từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác (nếu có).
5. Các chính sách ưu đãi thuế đối với công ty lập trình (lập trình phần mềm, lập trình web…)
Nếu công ty lập trình có đăng ký các mã ngành liên quan sản xuất phần mềm thuộc “danh mục sản phẩm phần mềm” của Bộ Thông tin và Truyền thông thì sẽ được hưởng 3 chính sách ưu đãi về thuế: miễn thuế GTGT, miễn hoặc giảm thuế TNDN, miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu.
>> Cụ thể về từng chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp phần mềm, bạn tham khảo tại bài viết “Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm”.
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty trí tuệ nhân tạo
1. Mã ngành lập trình máy vi tính là gì?
Mã ngành lập trình máy vi tính là 6201. Tùy vào chi tiết nội dung hoạt động mà bạn cần đăng ký thêm các mã ngành liên quan khác, tham khảo thêm tại nội dung “Hướng dẫn hồ sơ mở công ty lập trình”.
2. Hồ sơ thành lập công ty lập trình bao gồm những gì?
Hồ sơ thành lập công ty lập trình, công ty trí tuệ nhân tạo AI bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông hoặc danh sách thành viên (tùy từng loại hình);
- Bản sao CCCD/hộ chiếu của thành viên/cổ động, người đại diện pháp luật;
- Văn bản ủy quyền và bản sao CCCD/hộ chiếu cho người đi nộp hồ sơ (nếu có).
>> Tham khảo chi tiết: Hồ sơ đăng ký thành lập công ty lập trình, công ty trí tuệ nhân tạo.
3. Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập công ty lập trình AI là bao lâu?
Sau thời gian 3 ngày làm việc (kế từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty lập trình đặt trụ sở chính sẽ có thông báo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Các ưu đãi dành cho công ty sản xuất phần mềm
- Miễn đóng thuế giá trị gia tăng;
- Miễn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu tiên;
- Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo;
- Mức thuế thu nhập cá nhân còn 10% trong thời hạn 15 năm;
- …
>> Tham khảo chi tiết: Ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
5. Sau khi thành lập công ty AI cần phải nộp những loại thuế gì?
Hiện nay, có 4 loại thuế cơ bản phải nộp sau khi thành lập công ty lập trình đó là:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT);
- Thuế (lệ phí) môn bài;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhà nước có một số chính sách ưu đãi nếu công ty lập trình có đăng ký thêm các mã ngành sản xuất phần mềm.
>> Tham khảo chi tiết: Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.