
Xem ngay: 8 điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2025 - Bộ luật Doanh nghiệp mới nhất hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2025 sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2020
Từ ngày 01/07/2025, Luật Doanh nghiệp 2025 (Luật Doanh nghiệp mới nhất hiện nay sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp 2020) chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi đáng chú ý. Cùng Anpha cập nhật nhanh qua các điểm mới dưới đây.
1. Bổ sung, sửa đổi khái niệm cổ tức, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp
➧ Cổ tức là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi 2025, cổ tức được định nghĩa rõ hơn là khoản lợi nhuận sau thuế được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác, thay vì chỉ nói chung là khoản lợi nhuận ròng như Luật Doanh nghiệp 2020.
>> Tham khảo thêm: Cách chia cổ tức trong công ty cổ phần.
➧ Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì?
Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2025 đã bổ sung khái niệm chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân như sau:
- Cá nhân có quyền sở hữu thực tế vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp;
- Cá nhân không thuộc 2 trường hợp sau:
- Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của nhà nước;
- Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư như công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
➧ Giá thị trường của phần góp vốn, cổ phần là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, giá thị trường của phần góp vốn, cổ phần được quy định như sau:
- Là giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm liền kề trước đó;
- Là giá thỏa thuận giữa người bán và người mua;
- Là giá do tổ chức thẩm định giá xác định.
Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2025, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung đã xác định giá thị trường của phần vốn góp, cổ phần theo từng trường hợp. Cụ thể:
- Đối với cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống chứng khoán, giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là một trong các loại sau:
- Giá giao dịch bình quân trong vòng 30 ngày liền kề trước ngày xác định giá;
- Giá thỏa thuận giữa người bán và người mua;
- Giá do tổ chức thẩm định giá xác định.
- Đối với phần vốn góp hoặc cổ phần không niêm yết, giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là một trong các loại sau:
- Giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm liền kề trước đó;
- Giá thỏa thuận giữa người bán và người mua;
- Giá do tổ chức thẩm định giá xác định.
>> Tham khảo thêm: Các loại nguồn vốn của doanh nghiệp.
2. Bỏ chứng minh nhân dân trong giấy tờ pháp lý cá nhân
Từ ngày 01/01/2025, CMND đã chính thức bị bãi bỏ nên Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2025 cũng chính thức loại bỏ CMND trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân.
Theo đó, từ ngày 01/07/2025 giấy tờ pháp lý cá nhân bao gồm: thẻ căn cước, CCCD, hộ chiếu và một số giấy tờ chứng thực khác.
>> Tham khảo thêm: 5 loại giấy tờ cần cập nhật khi chuyển từ CMND sang CCCD.
3. Bổ sung nghĩa vụ của doanh nghiệp và chế độ lưu giữ tài liệu doanh nghiệp
Liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2025 còn bổ sung nghĩa vụ của doanh nghiệp và quy định chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp. Cụ thể:
➧ Về nghĩa vụ của doanh nghiệp:
- Thu thập, cập nhật và lưu giữ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp;
- Cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
➧ Về chế độ lưu giữ tài liệu doanh nghiệp
Ngoài các tài liệu cần phải lưu giữ tại Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung cũng yêu cầu doanh nghiệp lưu giữ thêm danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có).
4. Bãi bỏ đăng ký doanh nghiệp online bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
Căn cứ theo Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, từ ngày 01/07/2025 chính thức bãi bỏ hình thức đăng ký kinh doanh online cho công ty bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID để đăng nhập trang đăng ký doanh nghiệp. Trên thực tế, quy định này đã được triển khai từ ngày 01/07/2024.
Tham khảo thêm:
>> Mở tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp trên VNeID;
>> Mở tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp trên DVC.
5. Bổ sung trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2020, kể từ ngày 01/07/2025, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi giấy phép kinh doanh đối với 1 trong 4 nội dung sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần, ngoại trừ công ty đã niêm yết và công ty đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán;
- Thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, ngoại trừ công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán;
- Các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
So với Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2025 đã bổ sung đối tượng không phải thông báo khi thay đổi cổ đông đó là công ty đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Ngoài ra luật mới cũng bổ sung trường hợp phải thông báo khi có thay đổi thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
>> Dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh;
>> Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật;
>> Dịch vụ làm thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần.
6. Bổ sung trách nhiệm pháp lý của cổ đông/nhóm cổ đông
Về cơ bản, nội dung cần cung cấp khi yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông vẫn giữ nguyên so với Luật Doanh nghiệp 2020.
Tuy nhiên, về trách nhiệm pháp lý của cổ đông/nhóm cổ đông thì Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2025 đã bổ sung như sau:
Khi yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, các cổ đông, nhóm cổ đông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, chứng cứ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
>> Tham khảo thêm: Quy trình tiến hành cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
7. Quy định viên chức được tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp
Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2025, công chức và viên chức (theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức) được quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn hoặc tham gia quản lý doanh nghiệp phục vụ mục đích khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo hoặc chuyển đổi số quốc gia theo quy định của pháp luật.
Trước đó, theo Luật Doanh nghiệp 2020 tất cả các cán bộ, công chức, viên chức đều không được tham gia góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
>> Phân biệt công chức - cán bộ - viên chức;
>> Phân loại công chức - cán bộ - viên chức;
>> 4 chính sách mới về chức danh nghề nghiệp viên chức.
8. Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Doanh nghiệp 2025
Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp được quy định tại Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020, thì Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2025 đã bổ sung 2 hành vi mới bao gồm:
- Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không chính xác, giả mạo;
- Khai khống vốn điều lệ thông qua các hành vi như:
- Không góp đủ vốn đã đăng ký nhưng không thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định;
- Cố ý định giá sai giá trị tài sản góp vốn.
-------
Ngoài ra, để được tư vấn và hướng dẫn kỹ hơn về Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2025 cũng như cập nhật kịp thời các quy định mới ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ tư vấn luật cho doanh nghiệp của Anpha.
Tham khảo thông tin dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp dưới đây.
➧ Phí dịch vụ: Từ 5.000.000 đồng/tháng (*);
➧ Phạm vi tư vấn: Tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
|
Ghi chú:
(*) Chi phí cụ thể tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh & tính phức tạp hợp đồng kinh doanh.
GỌI NGAY
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp - Từ 5.000.000 đồng
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.