Thủ tục và điều kiện kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ - homestay

Điều kiện kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, homestay… cơ sở lưu trú nói chung. Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ (có biểu mẫu)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du lịch, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, homestay cũng mang lại nhiều cơ hội hơn. Tuy nhiên, loại hình lưu trú này cần một lượng vốn ban đầu khá lớn và thủ tục đăng ký kinh doanh cũng phức tạp hơn các loại hình thông thường. 

Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bởi Anpha sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ bạn nhanh chóng trong quá trình bạn tự thực hiện các thủ tục pháp lý, trong bài viết này Anpha sẽ hướng dẫn chi tiết.

Điều kiện kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn

1. Điều kiện về cơ sở pháp lý

Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn là ngành nghề có điều kiện, vì vậy bạn cần phải thực hiện thủ tục xin cấp các loại giấy chứng nhận gồm:

  1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
  3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn;
  4. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu có cung cấp dịch vụ ăn uống).

2. Điều kiện về cơ sở vật chất

Theo Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất của khách sạn gồm:

  1. Có nơi để xe cho khách lưu trú;
  2. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày, được đào tạo chuyên môn;
  3. Có tối thiểu 10 buồng ngủ, có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung; 
  4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn ven đường và khách sạn nổi (loại hình lưu trú neo đậu trên mặt nước);
  5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm;
  6. Phải thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

3. Điều kiện về an ninh trật tự

Bên cạnh có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ cần thực hiện các trách nhiệm về an ninh trật tự như:

  1. Kiểm tra và lưu giữ giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/hộ chiếu) của khách hàng thuê phòng, đối với người nước ngoài cần có thẻ thường trú/tạm trú;
  2. Ghi đầy đủ thông tin khách hàng vào sổ quản lý/máy tính trước khi cho khách hàng nhận phòng và lưu trữ thông tin khách hàng ít nhất 36 tháng;
  3. Trả lại giấy tờ tùy thân cho khách hàng khi họ trả phòng;
  4. Nếu khách hàng có mang vũ khí, công cụ hỗ trợ cần kiểm tra giấy phép sử dụng do cơ quan công an/quân đội cấp. Nếu khách hàng không hợp tác cần liên hệ ngay với cơ quan công an gần nhất;
  5. Treo, dán nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự; phòng cháy chữa cháy; phòng chống tệ nạn xã hội tại khu vực dễ thấy, dễ đọc;
  6. Thông báo cho công an xã, phường, thị trấn… hoặc cơ quan quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với người nước ngoài chậm nhất vào lúc 23 giờ ngày nhận phòng. Nếu khách đến nhận phòng sau 23 giờ thì khách sạn, nhà nghỉ cần khai báo chậm nhất vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm sau.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà nghỉ và khách sạn

Tương tự thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú, bạn cần thực hiện 3 trong 4 thủ tục pháp lý bắt buộc gồm: xin giấy phép kinh doanh lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ; giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự; giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy; giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

Trong trường hợp bạn muốn kinh doanh khách sạn với quy mô lớn, có kế hoạch phát triển trong tương lai, Anpha khuyên bạn nên chọn thành lập công ty và nếu mục tiêu của bạn chỉ là kinh doanh nhà nghỉ hoặc khách sạn mini có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh cá thể. 

1.1 Thủ tục thành lập công ty kinh doanh nhà hàng khách sạn

➤ Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty (tải mẫu miễn phí);

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở KH&ĐT tại nơi đặt cơ sở kinh doanh bằng 1 trong 3 cách:

  • Nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Nộp qua đường bưu điện (dịch vụ VNPost);
  • Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

➤ Bước 3: Chờ nhận kết quả từ 3 - 5 ngày làm việc:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận ĐKKD và con dấu công ty;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản yêu cầu bổ sung và sửa đổi.

Lưu ý:

Trong trường hợp doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ ăn uống cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo thủ tục chi tiết tại bài viết:

>> Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm - Đơn giản, nhanh chóng.

1.2 Thủ tục thành lập hộ kinh doanh nhà nghỉ, homestay

➤ Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập HKD (tải mẫu miễn phí);

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền tại nơi kinh doanh bằng 1 trong 2 cách:

  • Nộp qua mạng thông qua trang dịch vụ công;
  • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt nhà nghỉ.

➤ Bước 3: Chờ nhận kết quả từ 3 ngày làm việc:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ chủ hộ kinh doanh sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký HKD;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ chủ hộ kinh doanh sẽ nhận văn bản yêu cầu bổ sung và sửa đổi.

--------------

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước hoặc không có thời gian tự thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh có thể tham khảo 2 dịch vụ của Anpha: 

  1. Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh nhà hàng, khách sạn - Từ 1.000.000 đồng;
  2. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh nhà nghỉ, homestay - Trọn gói 1.500.000 đồng.

GỌI NGAY

2. Thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy, chữa cháy

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, bạn cần tiến hành thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo các bước như sau:

➤ Bước 1: Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC (tải mẫu miễn phí);

➤ Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền theo 1 trong 3 cách:

  • Nộp trực tiếp tại Cục Cảnh sát PCCC hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích (VNPost);
  • Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công.

➤ Bước 3: Chờ nhận kết quả từ 5 - 15 ngày làm việc: 

  • Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được nhận văn bản trả lời có nêu rõ lý do.

--------------

Chi phí xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy sẽ thay đổi tuỳ vào từng cơ sở kinh doanh và phụ thuộc vào nhiều tiêu chí như địa điểm, quy mô, vị trí… Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí bạn nên sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận PCCC tại Anpha, với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, Anpha tự tin sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho bạn. 

>> Tham khảo dịch vụ tại: 

Dịch vụ xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy - Thủ tục đơn giản, tối ưu chi phí.

GỌI NGAY

3. Thủ tục, hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy chứng nhận an ninh, trật tự gồm:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
  2. Giấy tờ chứng minh bảo đảm an toàn về PCCC;
  3. Bản khai lý lịch người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của khách sạn, nhà nghỉ;
  4. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của khách sạn.

TẢI MIỄN PHÍ:

>> Bản khai lý lịch người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự;
>> Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan công an cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt khách sạn, nhà nghỉ theo 1 trong 3 cách:

Bước 3: Chờ nhận kết quả từ 5 ngày làm việc:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cơ quan công an sẽ cấp giấy phép an ninh, trật tự;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được cơ quan công an gửi văn bản trả lời có nêu rõ lý do.

Mã ngành kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

Doanh nghiệp/chủ hộ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ cần đăng ký mã ngành:

  1. Mã ngành cấp 4 - mã ngành 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
  2. Mã ngành cấp 5 - mã ngành phụ thuộc vào từng loại hình dịch vụ, cụ thể:
    • Mã ngành 55101 - Khách sạn: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú là khách sạn từ hạng 1 đến 5 sao;
    • Mã ngành 55103 - Nhà khách, nhà nghỉ: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú là nhà khách, nhà nghỉ với trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ cần thiết.

Lưu ý:

Khi kinh doanh homestay, khách sạn, cơ sở lưu trú nói chung dưới mô hình doanh nghiệp, bạn phải đăng ký mã ngành cấp 4.

Với mô hình hộ kinh doanh khách sạn, mã ngành sẽ tùy thuộc vào cơ quan đăng ký kinh doanh.

Quy định, tiêu chí xếp hạng khách sạn

Căn cứ tại Điều 50 Luật Du lịch quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn có thể tự nguyện đăng ký xếp hạng cho cơ sở kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. Khách sạn được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch gồm 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao;
  3. Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn được thẩm định và công nhận bởi:
    • Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận khách sạn hạng 4 sao và hạng 5 sao;
    • Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận khách sạn hạng 1 sao, hạng 2 sao và hạng 3 sao.

Các câu hỏi liên quan đến kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

1. Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ cần giấy phép gì?

Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn cần 3 trong 4 giấy phép sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy;
  4. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu cung cấp dịch vụ ăn uống).

2. Thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ cần bao nhiêu tiền?

Tùy vào loại hình, mục tiêu kinh doanh cũng như vấn đề tài chính, bạn có thể lựa chọn:

  1. Thành lập hộ kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ - 1.500.000 đồng;
  2. Thành lập công ty kinh doanh nhà hàng, khách sạn - Từ 1.000.000 đồng.

3. Xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn ở đâu?

Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (mô hình hộ kinh doanh) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư (mô hình doanh nghiệp) nơi đặt khách sạn.


4. Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn cần đăng ký mã ngành nào?

Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ bạn cần đăng ký mã ngành:

  1. Mã ngành cấp 4 - mã ngành 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
  2. Mã ngành cấp 5 - mã ngành 55101 - Khách sạn; mã ngành 55103 - Nhà khách, nhà nghỉ.

5. Kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, khách sạn có cần đăng ký xếp hạng không?

Căn cứ tại Điều 50 Luật Du lịch thì doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn có thể đăng ký xếp hạng hoặc không cần đăng ký xếp hạng.

>> Xem thêm: Kinh doanh khách sạn có cần đăng ký xếp hạng không?


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH