Đảng viên sinh con thứ 3 có bị phạt? Quy định sinh con thứ 3

Sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không? Sinh con thứ 3 được hưởng chế độ gì? Nghỉ sinh trước 3 tháng có được hưởng thai sản? Mức hưởng thai sản khi sinh 3 con?

Trong bài viết dưới đây Kế toán Anpha sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến quy định về việc sinh con thứ 3 đối với Đảng viên, công dân và các quyền lợi của lao động nữ sinh 3 trong 1 lần sinh.

Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không, có bị phạt không?

Theo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 quy định có 9 trường hợp Đảng viên không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình hay không bị xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3, 4, 5 gồm:

  1. Vợ chồng sinh con lần đầu mà sinh 3 con trở lên;
  2. Vợ chồng đã có 1 con ruột, sinh lần hai mà sinh 2 con trở lên;
  3. Vợ chồng sinh lần 3 nhưng tại thời điểm sinh chỉ có 1 con đẻ còn sống, bao gồm con đẻ đã cho làm con nuôi;
  4. Vợ chồng sinh con thứ ba nếu có 2 con ruột nhưng 1 hoặc 2 con bị dị tật, bệnh hiểm nghèo không di truyền và đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh/cấp trung ương xác nhận;
  5. Vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
    • Sinh 1 hoặc 2 con, nếu 1 trong 2 vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);
    • Sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong cùng 1 lần sinh nếu cả 2 vợ chồng đã có con riêng (con đẻ).
  6. Phụ nữ chưa kết hôn sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong 1 lần sinh;
  7. Vợ chồng sinh con thứ 3 nếu 1 trong 2 người hoặc cả 2 thuộc:
    • Dân tộc có số dân ít hơn 10.000 người;
    • Dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  8. Sinh con thứ 3 do mang thai ngoài ý muốn, do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ (phải được bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên xác nhận);
  9. Sinh con thứ 3 trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày Quyết định 162-HĐBT về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình có hiệu lực thi hành).

Nếu Đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3, 4, 5) không thuộc các trường hợp Anpha kể trên có thể bị xem xét xử lý kỷ luật theo hình thức:

  • Khiển trách nếu lần đầu vi phạm;
  • Cảnh cáo hoặc cách chức nếu đã bị khiển trách nhưng tái phạm.

Sinh con thứ 3 được thưởng 200 triệu? Quy định về sinh con thứ 3

Theo pháp luật hiện hành thì không có quy định về việc sinh con thứ 3 được thưởng 200 triệu đồng. Cụ thể, tại Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các đối tượng, vùng đến năm 2030 như sau:

1. Vùng có mức sinh cao

  • Phụ nữ có đủ 2 con khi trong độ tuổi sinh đẻ, đồng thời tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai dài hạn được hỗ trợ khuyến khích bằng tiền hoặc bằng hiện vật;
  • Nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, vượt các chỉ tiêu về vận động phụ nữ có đủ 2 con trong độ tuổi sinh đẻ, đồng thời tự nguyện dùng biện pháp tránh thai dài hạn được hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

Mục tiêu đến năm 2030, tổng tỷ suất sinh tại các tỉnh, thành phố có mức sinh cao sẽ giảm 10% (mỗi phụ nữ sẽ có trên 2.2 con khi trong độ tuổi sinh đẻ).

2. Vùng có mức sinh thấp 

Căn cứ vào tình hình thực tế, địa phương sẽ lựa chọn và quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền mặt hoặc hiện vật cho những phụ nữ trước 35 tuổi có đủ 2 con.

Cũng theo Quyết định 588/QĐ-TTG thì tổng tỷ suất sinh tại các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp sẽ tăng 10% (mỗi phụ nữ sẽ có dưới 2 con khi trong độ tuổi sinh đẻ).

3. Danh mục tỉnh thành phố theo mức sinh

Vùng mức sinh cao

Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hòa Bình, Hưng Yên, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa.

Vùng mức sinh thấp

An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Long An, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, TP. HCM, Vĩnh Long.

Vùng mức sinh thay thế

Bình Định, Bình Phước, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ninh, Trà Vinh.

Ngoài ra, để khuyến khích người dân kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BYT quy định các địa phương lựa chọn, quyết định nội dung cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con và cam kết không sinh thêm con như:

  • Miễn, giảm học phí, hỗ trợ mua BHYT học sinh;
  • Hỗ trợ sữa học đường và một số nội dung, hình thức phù hợp khác;
  • Tôn vinh, biểu dương việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, học giỏi, thành đạt…

Tóm lại, hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định thưởng 200 triệu đồng cho những gia đình sinh con thứ 3 mà chỉ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ dành cho gia đình sinh đủ 2 con trong độ tuổi sinh đẻ.

Sinh con thứ 3 có được hưởng thai sản không? Mức hưởng thai sản?

Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh sẽ được hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Vậy nên, lao động nữ sinh 3 (sinh 3 trong 1 lần sinh đẻ) sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh. Đồng thời, tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định rằng, đối với lao động nữ sinh 3 (sinh từ 2 con trở lên) thì sẽ được nghỉ thêm tối đa 2 tháng trước khi sinh.

➧ Mức hưởng bảo hiểm thai sản

Mức hưởng 

=

Mức BQTL tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ thai sản

x

Số tháng được nghỉ

➧ Mức hưởng trợ cấp 1 lần

Mức trợ cấp 1 lần

=

Mức lương cơ sở

x

2

Ví dụ:

Chị A được cơ quan BHXH xác định là đủ điều kiện hưởng thai sản tại thời điểm tháng 01/2024 với lương đóng BHXH bình quân 6 tháng trước khi sinh của chị A là 8.000.000 đồng, chị A sinh 3 sẽ được nghỉ 8 tháng.

  • Mức hưởng thai sản: 8.000.000 đồng x 8 tháng = 64.000.000 đồng;
  • Mức trợ cấp 1 lần: 1.800.000 đồng x 2 = 3.600.000 đồng (mức lương cơ sở năm 2024 là 1.800.000 đồng).

Như vậy, tổng tiền thai sản của chị A: 64.000.000 đồng + 3.600.000 đồng = 67.600.000 đồng.

Tham khảo chi tiết: 

>> Mức hưởng trợ cấp chế độ thai sản;

>> Quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

>> Cách tính tiền nghỉ ốm hưởng BHXH.

Câu hỏi liên quan đến quy định sinh con thứ 3

1. Sinh con thứ 3 có bị phạt không?

Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ không bị xử phạt nếu thuộc 1 trong 9 trường hợp sau:

  • Vợ chồng sinh con lần đầu mà sinh 3 con trở lên;
  • Vợ chồng đã có 1 con đẻ, sinh lần hai mà sinh 2 con trở lên;
  • Vợ chồng sinh lần 3 nếu tại thời điểm sinh chỉ có 1 con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
  • Vợ chồng sinh con thứ ba nếu có 2 con đẻ nhưng 1 trong 2 con bị dị tật, bệnh hiểm nghèo không di truyền đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh/cấp trung ương xác nhận;
  • Vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
    • Sinh 1 hoặc 2 con, nếu 1 trong 2 vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);
    • Sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong cùng 1 lần sinh nếu cả 2 vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)...

>> Tham khảo chi tiết: 9 trường hợp sinh con thứ 3 không bị phạt.

2. Sinh con thứ 3 được 200 triệu đúng không?

Không. Hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định thưởng 200 triệu cho các cặp vợ chồng sinh con thứ 3, mà chỉ có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho gia đình sinh đủ 2 con trong độ tuổi sinh đẻ.

>> Xem thêm: Quy định về sinh con thứ 3.

3. Sinh 3 được hưởng chế độ gì?

Lao động nữ sinh 3 trong 1 lần sinh sẽ được hưởng đầy đủ trợ cấp thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nếu thỏa điều kiện hưởng chế độ thai sản.

>> Xem chi tiết: Cách tính trợ cấp thai sản cho lao động sinh 3.

4. Sinh 1 lần 3 con có được nhà nước nuôi không?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc sinh 3 trong 1 lần sẽ được nhà nước nuôi. Tuy nhiên, nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

>> Tham khảo: Quy định trợ cấp thai sản sinh 3.

5. Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không?

Đảng viên sẽ không bị xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3, 4, 5 nếu thuộc 1 trong các trường hợp như:

  • Phụ nữ chưa kết hôn sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong 1 lần sinh;
  • Vợ chồng sinh con lần đầu mà sinh 3 con trở lên;
  • Vợ chồng đã có 1 con đẻ, sinh lần hai mà sinh 2 con trở lên;
  • Vợ chồng sinh con thứ 3 nếu cả 2 hoặc 1 trong 2 người thuộc:
    • Dân tộc có số dân dưới 10.000 người;
    • Dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

>> Xem ngay: Trường hợp Đảng viên không bị phạt khi sinh con thứ 3.

6. Nghỉ sinh trước 3 tháng có được hưởng thai sản không?

Có, nếu người lao động đã đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

>> Xem thêm: 8 quyền lợi của lao động nữ mang thai.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH