Tìm hiểu: chế độ giảm giờ làm cho phụ nữ mang thai, quyền lợi của phụ nữ mang thai theo Bộ luật Lao động, chế độ bảo hiểm thai sản cho lao động nữ có thai.
1. Quy định giờ làm việc cho phụ nữ mang thai
Tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động nữ sẽ được giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày hoặc chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn mà không bị cắt giảm tiền lương và các quyền lợi khác nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp:
- Đang làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Đang làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Đang làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Nghĩa là, lao động nữ đang làm các công việc đặc thù kể trên khi phát hiện mang thai và đã thông báo cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì sẽ được giảm bớt 1 giờ làm việc (*) mà vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường muốn giảm 1 giờ làm việc thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động, tuy nhiên có thể bị trừ lương 1 giờ làm việc.
Thời gian thực hiện được tính kể từ lúc lao động nữ thông báo cho NSDLĐ đến trước thời điểm con của lao động đó tròn 1 tuổi.
----
(*) Lao động nữ đang mang thai có thể chọn về sớm 1 tiếng/ngày hoặc đi muộn 1 tiếng/ngày.
>> Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
2. Quy định xử phạt không cho lao động nữ mang thai về sớm 1 tiếng
Theo Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng nếu không thay đổi công việc hoặc không giảm giờ làm việc cho lao động nữ mang thai khi họ thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
- Làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Làm các công việc gây ảnh hưởng không tốt đến việc sinh sản, nuôi con.
Lưu ý:
Mức phạt trên dành cho người sử dụng lao động là cá nhân. Mức phạt này sẽ tăng gấp đôi trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức.
>> Xem thêm: Đảng viên sinh con thứ 3 có bị phạt không?
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, thì lao động nữ khi mang thai sẽ được ưu tiên hưởng 8 quyền lợi:
1. Không làm thêm giờ, làm việc ban đêm, đi công tác xa
Tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định doanh nghiệp, tổ chức không được sử dụng lao động nữ làm việc thêm giờ, làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa nếu:
- Lao động đang mang thai từ tháng thứ 7;
- Lao động đang mang thai từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo.
>> Tham khảo: Quy định về làm thêm giờ, làm việc ban đêm.
2. Được chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn
Như Kế toán Anpha đã chia sẻ ở mục trên thì lao động nữ khi mang thai có thể chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hoặc được giảm 1 giờ làm việc nếu đang làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay có tác động xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con.
Khi đó, NSDLĐ phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ và yêu cầu của công việc để lao động nữ lựa chọn và phải đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho lao động nữ theo quy định pháp luật.
3. Có được cho phụ nữ mang thai nghỉ việc không?
Bộ luật Lao động 2019 quy định NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 1 tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
>> Xem ngay: Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai
Tại Điều 138 Bộ luật Lao động 20219 quy định lao động nữ mang thai có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
5. Được tạm hoãn thực hiện hợp đồng khi mang thai
Trường hợp có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, người lao động có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi đã thông báo cho NSDLĐ.
Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.
Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì thời gian tạm nghỉ được 2 bên thoả thuận với nhau.
6. Nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, trước và sau khi sinh thì lao động nữ có 6 tháng nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong đó, thời gian nghỉ việc trước khi sinh tối đa 2 tháng.
Lưu ý:
1) Nếu lao động nữ sinh hai, sinh ba trở lên thì cứ từ con thứ 2 trở đi, lao động nữ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con.
2) Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định:
- Lao động nữ vẫn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không lương khi có nhu cầu;
- Lao động nữ nếu đã nghỉ thai sản tối thiểu 4 tháng thì có thể trở lại làm việc nhưng phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động, đồng thời được cơ sở khám chữa bệnh xác nhận việc đi làm sớm không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp này, lao động nữ được nhận đồng thời tiền lương từ NSDLĐ và trợ cấp thai sản theo quy định BHXH.
7. Được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định
Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ các điều kiện hưởng thai sản. Chế độ thai sản bao gồm:
- Được nghỉ việc 5 lần và mỗi lần 1 ngày để đi khám thai (*);
- Được nhận trợ cấp 1 lần khi sinh;
- Được nhận trợ cấp thai sản;
- Được dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh từ 3 - 10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu quay trở lại làm việc.
Ghi chú:
(*) Trường hợp lao động nữ ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bị mắc bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.
8. Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai, nghỉ thai sản
Bộ luật Lao động 2019 quy định NSDLĐ không được xử lý kỷ luật đối với lao động nữ trong thời gian:
- Đang mang thai;
- Đang nghỉ thai sản;
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên, sau khi hết thời gian kể trên thì lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật vì thời hiệu xử lý vi kỷ luật lao động có thể kéo dài.
Có thể bạn quan tâm:
>> Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN;
>> Quyền lợi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
>> Cách tính trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Câu hỏi liên quan đến quyền lợi của lao động nữ có thai
1. Mang thai bao nhiêu tuần thì được về chế độ?
Lao động nữ mang thai thuộc 1 trong 3 đối tượng sau đây sẽ được giảm 1 giờ làm việc (về sớm 1 tiếng hoặc đi muộn 1 tiếng) hoặc được chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn:
- Đang làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Đang làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Đang làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
>> Tham khảo ngay: Điều kiện được về sớm 1 tiếng khi mang thai.
2. Lao động nữ được hưởng các quyền lợi gì khi mang thai?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ khi mang thai sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:
- Không làm thêm giờ, làm việc ban đêm, đi công tác xa;
- Được chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn;
- Không sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ mang thai, nghỉ thai sản;
- Được đơn phương chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp khi mang thai;
- Được tạm hoãn thực hiện hợp đồng khi mang thai;
- Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh;
- Được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định;
- Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai, nghỉ thai sản.
>> Tham khảo chi tiết: 8 quyền lợi của lao động nữ khi mang thai.
3. Khi nào mới được nghỉ thai sản?
Theo quy định thì tổng thời gian lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng và thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.
Thông thường, thời gian dự sinh là tuần thai thứ 40, thì tuần thai thứ 32, lao động nữ có thể xin nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản.
4. Nghỉ thai sản phải báo trước bao nhiêu ngày?
Hiện tại pháp luật không quy định việc người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày mới được nghỉ thai sản. Tuy nhiên, bạn nên báo trước công ty biết thời điểm bắt đầu nghỉ để công ty có kế hoạch tìm người thay thế trong thời gian bạn nghỉ thai sản.
5. Nghỉ thai sản cần nộp giấy tờ gì?
Để được hưởng chế độ thai sản theo chính sách của BHXH, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;
- Bản sao chứng tử của con (trường hợp con mất) hoặc giấy chứng tử của mẹ (trường hợp mẹ mất khi sinh con);
- Hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ trong trường hợp con mất sau khi sinh mà chưa được làm giấy khai sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng của mẹ khi sinh mà không đủ sức khỏe để sinh con;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền trường hợp lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký làm bảo hiểm thai sản.
6. Bảo hiểm tự nguyện có được hưởng thai sản không?
Từ ngày 01/07/2025, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Cụ thể, người tham gia bảo hiểm đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng trợ cấp 2.000.000 đồng:
- Cho mỗi con được sinh ra;
- Cho thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung;
- Cho thai chết trong khi chuyển dạ.
>> Xem thêm: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 số 41/2024/QH15 - Có hiệu lực từ 01/07/2025.
Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.