Thủ tục mở trung tâm - phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe tại nhà. Điều kiện xin giấy phép hoạt động phòng khám. Có đủ mẫu hồ sơ cho bạn tham khảo và tải về miễn phí.
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà như chăm sóc mẹ và bé sau sinh, tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người bệnh… đã không còn quá xa lạ với nhiều người và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng. Việc thành lập các phòng khám tư nhân phục hồi chức năng nói chung không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển - chờ đợi, chi phí điều trị cho bệnh nhân mà còn giúp giảm quá tải tại bệnh viện.
Bài viết dưới đây của Anpha sẽ chia sẻ cho bạn điều kiện và thủ tục để mở phòng khám cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại nhà một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Hoạt động của dịch vụ vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại nhà
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng tại nhà về cơ bản sẽ gồm các hoạt động sau đây:
- Thay băng, cắt chỉ, chăm sóc vết thương sau phẫu thuật cho người bệnh;
- Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương;
- Chăm sóc mẹ và bé;
- Lấy máu xét nghiệm và trả kết quả;
- Dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư, bệnh nhân tai biến, đột quỵ tại nhà;
- Các dịch vụ điều dưỡng khác tại nhà.
1. Điều kiện về giấy phép kinh doanh, giấy phép con
Theo quy định tại Điều 42 Luật Khám chữa bệnh 2009, điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe tại nhà như sau:
2. Điều kiện mở phòng khám phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe tại nhà
➨ Về cơ sở vật chất
- Có địa điểm cố định (trừ hoạt động khám, chữa bệnh lưu động);
- Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an toàn bức xạ theo quy định;
- Có khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại hoặc phải có hợp đồng hợp tác với cơ sở y tế khác để thực hiện việc tiệt trùng dụng cụ.
➨ Về trang thiết bị y tế
- Nếu thực hiện các hoạt động như tiêm (chích) thuốc, đo huyết áp, đếm mạch thì phải có hộp thuốc chống sốc;
- Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp để thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân và các hoạt động chuyên môn khác của phòng khám.
➨ Về nhân sự
- Phòng khám phải có 1 bác sĩ chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật tốt nghiệp trung cấp y trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có kinh nghiệm khám chữa bệnh ít nhất 45 tháng;
- Những nhân sự khác tham gia khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện các công việc do người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật phân công;
- Các nhân sự tham gia vào hoạt động chuyên môn khác của phòng khám, không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề thì chỉ được thực hiện trong phạm vi công việc do người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật phân công.
>> Tham khảo thêm: Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu.
Quy trình - thủ tục mở phòng khám vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại nhà
1. Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh cho phòng khám
Để xin giấy phép đăng ký kinh doanh cho phòng khám khám vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại nhà, bạn cần thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Chi tiết thủ tục như sau:
➨ Thủ tục mở phòng khám theo hình thức thành lập công ty, doanh nghiệp
Tùy theo số lượng người góp vốn mở phòng khám, bạn có thể lựa chọn thành lập 1 trong các loại hình doanh nghiệp dưới đây:
Hồ sơ mở phòng khám vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại nhà theo mô hình công ty gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty, doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên/cổ đông (trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp tư nhân);
- Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu đối với cá nhân thành lập doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty;
- Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư của cổ đông, thành viên thành lập công ty là tổ chức;
- Văn bản ủy quyền cho một cá nhân làm người đại diện của thành viên/cổ đông là tổ chức kèm theo bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu người đại diện ủy quyền.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ mở phòng khám vật lý trị liệu theo mô hình công ty.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh - nơi đặt trụ sở công ty và tiến hành hoạt động khám chữa bệnh.
Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng công bố về việc thành lập công ty trên Cổng thông tin quốc gia.
Bạn có thể nhận giấy phép tại Bộ phận Một cửa - Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nhận tại nhà nếu đăng ký dịch vụ chuyển phát giấy phép kinh doanh qua bưu điện.
Xem thêm:
>> Cách đăng ký thành lập công ty vốn Việt Nam;
>> Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
>> Cách thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài.
➨ Thủ tục mở phòng khám theo hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hình thức hộ kinh doanh cá thể thường được các cá nhân vốn ít lựa chọn khi có nhu cầu mở phòng khám với quy mô nhỏ.
Hồ sơ mở phòng khám vật lý trị liệu theo mô hình hộ kinh doanh gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của cá nhân mở phòng khám;
- Bản sao chứng thực hợp đồng thuê hoặc sổ đỏ đối với địa chỉ mở phòng khám;
- Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của bác sĩ chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám (chủ hộ kinh doanh).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh phòng khám vật lý trị liệu.
Hồ sơ mở phòng khám theo mô hình hộ kinh doanh được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - UBND quận/huyện nơi đặt hộ kinh doanh hoặc nộp online trên trang dịch vụ công của tỉnh thành đó.
Trong vòng 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho phòng khám.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể và 7 lưu ý bạn phải biết.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phòng khám cần làm thủ tục xin giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà và vật lý trị liệu. Thủ tục thực hiện như sau:
Thành phần hồ sơ xin giấy phép hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, vật lý trị liệu cho phòng khám tư nhân:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu;
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư;
- Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của bác sĩ chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám (bao gồm những người có chứng chỉ hành nghề và những người làm việc chuyên môn không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề);
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám;
- Tài liệu, văn bản chứng minh phòng khám đáp ứng đủ điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy phép hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế tỉnh nơi thực hiện hoạt động khám chữa bệnh.
Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Y tế hoặc gửi qua đường bưu điện.
Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế tỉnh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và thẩm định trực tiếp tại cơ sở cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại nhà:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế tỉnh thành lập đoàn thẩm định và xuống trực tiếp cơ sở để tiến hành thẩm định trước khi cấp giấy phép;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, thì trong vòng 10 ngày làm việc tính từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế sẽ ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lệ phí thẩm định và cấp giấy phép hoạt động là: 4.300.000 đồng (Thông tư 11/2020/TT-BTC).
----------
Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực y tế, muốn mở thêm phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa, tham khảo dịch vụ mở phòng khám tư nhân tại Kế toán Anpha theo các bài viết sau:
>> Dịch vụ mở phòng khám tư nhân;
>> Dịch vụ thành lập phòng khám tại Đà Nẵng.
Chia sẻ thêm với bạn, tại Đà Nẵng hiện nay Kế toán Anpha đang áp dụng chương trình trợ giá khi thành lập phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa bất kỳ, với thông tin chi tiết dịch vụ như sau:
Dịch vụ mở phòng khám tư nhân chuyên khoa hoặc đa khoa tại Đà Nẵng:
- Phí xin giấy phép đăng ký kinh doanh trọn gói từ 1.000.000 đồng;
- Phí xin giấy phép hoạt động khám chữa bệnh từ 8.000.000 đồng;
- Miễn phí tư vấn thủ tục, công chứng giấy tờ liên quan khi làm hồ sơ;
- Cam kết hoàn thành thủ tục và bàn giao giấy phép đúng hẹn.
|
GỌI NGAY
Một số câu hỏi về mở phòng khám vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại nhà
1. Mở phòng khám vật lý trị liệu có cần đăng ký kinh doanh?
Có. Nếu muốn mở phòng khám cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu phục hồi chức năng bạn phải làm thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh sau đó xin giấy phép hoạt động khám chữa bệnh cho phòng khám.
>> Xem thêm: Điều kiện mở phòng khám vật lý trị liệu.
2. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà gồm những hoạt động gì?
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà gồm các hoạt động y tế như:
- Thay băng, cắt chỉ, chăm sóc vết thương sau phẫu thuật, chăm sóc mẹ và bé;
- Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng;
- Lấy máu xét nghiệm và trả kết quả;
- Dịch vụ chăm sóc người bệnh ung thư, bệnh nhân tai biến, đột quỵ tại nhà;
- Các dịch vụ điều dưỡng khác tại nhà.
3. Xin giấy phép kinh doanh cho phòng khám vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe ở đâu?
Bạn cần xin 2 loại giấy phép tại 2 cơ quan sau:
- Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Xin giấy phép hoạt động khám chữa bệnh tại Sở Y tế tỉnh.
4. Hồ sơ xin giấy phép hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà gồm những gì?
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao chứng thực: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật và người hành nghề tại phòng khám;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại phòng khám;
- Bản kê khai về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa.
>> Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin giấy phép hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
5. Tốt nghiệp trung cấp y được 1 năm có thể mở dịch vụ chăm sóc mẹ và bé không?
Không. Chăm sóc mẹ và bé là hoạt động thuộc nhóm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này phải có 1 người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật tốt nghiệp trung cấp y trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có kinh nghiệm khám chữa bệnh ít nhất 45 tháng.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT