Cách mở đại lý - cửa hàng kinh doanh bán xe máy, xe honda

Bạn muốn mở đại lý xe máy honda? Xem ngay bài viết để biết: vốn mở đại lý bán xe máy, điều kiện & các bước làm thủ tục mở cửa hàng bán, kinh doanh xe máy

Xe gắn máy được xem là phương tiện phổ biến nhất tại Việt Nam. Trung bình mỗi hộ gia đình đều sẽ có ít nhất 2 chiếc xe máy phục vụ nhu cầu đi lại thường ngày (đi làm, đi học…). Có cầu ắt có cung, đó là lý do ngày càng nhiều đại lý - cửa hàng kinh doanh xe máy ra đời. 

Bạn muốn mở cửa hàng, đại lý xe máy honda? Cùng Anpha tìm hiểu thủ tục mở cửa hàng xe máy gồm những gì nhé.

Các mô hình kinh doanh xe máy (xe honda)

Trước tiên để mở cửa hàng buôn bán xe gắn máy, bạn cần xác định loại hình đăng ký kinh doanh: 

  • Hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?
  • Nhà phân phối hay đại lý phân phối độc quyền? 

Theo quy định trước khi bắt đầu kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào, bạn đều phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh (thủ tục thành lập) và ứng với mỗi loại hình thì điều kiện, hồ sơ cũng như các bước xin cấp phép sẽ khác nhau. 

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn mới tiến hành ký kết hợp đồng với nhà cung cấp xe máy, chẳng hạn: 

  • Nếu bạn kinh doanh xe máy cũ (kiểu mua đi bán lại) thì bạn sẽ ký hợp đồng mua bán với bên bán xe (chủ xe cũ);
  • Nếu bạn kinh doanh xe honda mới thì bạn sẽ ký hợp đồng với công ty sản xuất xe hoặc ký hợp đồng làm đại lý, nhà phân phối độc quyền (tùy vào thỏa thuận giữa bạn và bên cung cấp).

Từ đó bạn có thể thấy, thủ tục đăng ký kinh doanh là điều kiện pháp lý đầu tiên mà bạn bắt buộc hoàn thành nếu muốn mở cửa hàng kinh doanh xe máy. 

Hồ sơ, thủ tục mở cửa hàng bán xe máy honda

Như phần trên Anpha có chia sẻ, thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp là thủ tục đầu tiên chủ cửa hàng kinh doanh xe máy phải hoàn thành để việc mua bán xe gắn máy được hợp pháp.

1. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh xe honda

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bán xe gắn máy

Chi tiết bộ hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh xe honda bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  2. CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (bản sao);
  3. Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà/sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (bản sao không cần công chứng).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh xe máy.

Đối với trường hợp các thành viên trong hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh mở cửa hàng bán xe máy thì cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan như sau:

  1. CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình (bản sao hợp lệ);
  2. Biên bản họp thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh (bản sao hợp lệ);
  3. Văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (bản sao hợp lệ);
  4. Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật);
  5. Chứng chỉ hành nghề nếu có (bản sao còn hiệu lực).

Lưu ý:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mở tiệm bán xe máy cần phải có đầy đủ thông tin như: tên hộ kinh doanh, ngành nghề, địa điểm kinh doanh, số vốn, số lượng lao động.

➨ Bước 2: Bạn có thể nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt cửa hàng bán xe máy bằng hình thức trực tiếp, online hoặc thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện VNPost.

Tuy nhiên, với hình thức đăng ký hộ kinh doanh online (nộp qua mạng), bạn vẫn phải nộp lại hồ sơ bản giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. 

➨ Bước 3: Thời hạn giải quyết hồ sơ mở cửa hàng bán xe honda khoảng từ 3 - 5 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

2. Thủ tục đăng ký thành lập công ty bán xe máy

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mở cửa hàng xe máy

Chi tiết hồ sơ thành lập công ty kinh doanh xe máy gồm:

  1. Điều lệ công ty (ngoại trừ công ty tư nhân);
  2. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh xe máy;
  3. Danh sách các thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  4. Giấy ủy quyền (nếu tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật);
  5. CMND/CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật, các thành viên, người được ủy quyền nộp hồ sơ (bản sao công chứng không quá 6 tháng).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty bán xe máy.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty buôn bán xe máy đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi đặt cửa hàng xe máy. Phương thức nộp hồ sơ bạn có thể chọn 1 trong 3 cách sau đây:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính (*);
  • Cách 2: Nộp online qua Cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Cách 3: Nộp thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện Việt Nam VNPost. 

(*) Bạn có thể tham khảo thông tin Phòng Đăng ký kinh doanh 3 tỉnh thành lớn sau đây:

Bước 3: Thời gian nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cửa hàng bán xe gắn máy từ 3 - 5 ngày làm việc (tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).

------

Để cửa hàng kinh doanh, mua bán xe máy của bạn được sớm hoạt động hợp pháp, hãy thử tham khảo dịch vụ làm thủ tục đăng ký kinh doanh của Kế toán Anpha với các thông tin chính như sau:

>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể - Trọn gói 1.500.000 đồng;

>> Dịch vụ thành lập công ty - Phí dịch vụ 250.000 đồng.

GỌI NGAY

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh xe máy

Căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, khi kinh doanh xe honda, tùy vào loại hình thành lập mà bạn đăng ký mã ngành phù hợp

Mã ngành 4541 - Bán mô tô, xe máy
Mã ngành 45411

Bán buôn mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: bán buôn mô tô, xe máy loại mới và loại đã qua sử dụng

Mã ngành 45412

Bán lẻ mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: bán lẻ mô tô, xe máy loại mới và loại đã qua sử dụng, kể cả hoạt động bán qua đơn đặt hàng bưu điện hoặc qua mạng

Mã ngành 45413

Đại lý mô tô, xe máy

Nhóm này gồm: đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới, đấu giá mô tô, xe máy các loại mới và loại đã qua sử dụng

Lưu ý:

1) Nếu cửa hàng bán xe máy của bạn cung cấp thêm dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thì có thể đăng ký các mã ngành liên quan như:

  • Mã ngành 4542 - Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy;
  • Mã ngành 4543 - Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy;

Ngoài ra, nếu bạn muốn tích hợp làm đại lý môi giới bảo hiểm xe máy thì cần đăng ký thêm mã ngành 6622 - Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm.

2) Bạn cần đảm bảo đăng ký đúng và đủ các mã ngành mà cửa hàng kinh doanh xe máy hoạt động hoặc dự kiến hoạt động để tránh phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau khi được cấp giấy phép kinh doanh.

3) Theo quy định, nếu cửa hàng kinh doanh xe máy hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp thì bạn bắt buộc đăng ký mã ngành cấp 4 cùng chi tiết ngành nghề nếu có. Riêng với mô hình hộ kinh doanh bán xe máy, bạn cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn chi tiết. 

Xem thêm:

>> Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp;

>> Hồ sơ và thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Lập kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh xe máy, đại lý xe gắn máy hiệu quả

Để cửa hàng bán xe máy được hoạt động hiệu quả và ổn định lâu dài, bạn cần lập kế hoạch cũng như nắm vững những điều kiện kinh doanh xe máy. 

1. Vốn mở cửa hàng - đại lý xe máy, xe honda

Trên thực tế, rất khó để đưa ra số vốn chính xác khi mở tiệm buôn bán xe máy, bởi vốn cao hay vốn thấp còn lệ thuộc khá nhiều yếu tố như:

  • Chi phí thuê mặt bằng là bao nhiêu?
  • Các khoản thiết kế, decor cửa hàng kinh doanh xe máy nhiều hay không?
  • Loại xe máy và chi phí của mỗi loại theo từng thời điểm nhập hàng, chẳng hạn nhập 50 chiếc Honda Lead sẽ cần chuẩn bị nguồn vốn nhiều hơn khi nhập 50 chiếc Wave Alpha…;
  • Chi phí lương cho nhân viên kỹ thuật, nhân viên bảo trì, nhân viên bán hàng…;
  • Chi phí để làm marketing, quảng cáo chương trình khuyến mãi của cửa hàng;
  • Các khoản phụ phí khác… 

>> Xem thêm: Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ?

2. Nghiên cứu thị trường kinh doanh xe honda

Để hiểu hơn về phân khúc đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến khi mở cửa hàng bán xe máy, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Xác định đối tượng khách hàng: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập;
  • Phân tích các dòng xe máy, xe 2 bánh đang được ưa chuộng: Vision, Wave Alpha, Lead…;
  • Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh: quy mô hoạt động, dòng xe đang kinh doanh, chiến lược marketing, quảng cáo… 

3. Tìm nhà cung ứng nguồn hàng xe máy, xe gắn máy

Chuẩn bị nguồn hàng kinh doanh xe máy, xe gắn máy là tiêu chí giúp bạn có kế hoạch kinh doanh những loại xe gì khi mở cửa hàng. Việc chuẩn bị nguồn hàng còn phụ thuộc vào hình thức hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp mà bạn cần xác định mô hình kinh doanh trong tương lai. Bạn có thể chọn kinh doanh mua bán xe máy cũ, kinh doanh xe phân khối lớn hoặc chọn làm đại lý ủy quyền cho những hàng xe máy lớn như: Honda, Yamaha, Piaggio, SYM, Triumph… để mở cửa hàng bán xe máy, xe gắn máy.

4. Địa điểm kinh doanh, mở cửa hàng xe máy

Mặt bằng để mở cửa hàng kinh doanh buôn bán xe máy nên lựa chọn vị trí trên các con đường chính có nhiều phương tiện giao thông, nhiều người qua lại. Mặt bằng phải thông thoáng, rộng rãi để có thể trưng bày được nhiều sản phẩm xe máy. 

Lời khuyên cho bạn là nên thiết kế cửa hàng có cửa kính để khách hàng có thể nhìn thấy các dòng xe máy khi đi từ bên ngoài.

Các câu hỏi liên quan đến thủ tục mở cửa hàng bán xe honda

1. Cửa hàng kinh doanh xe máy có thể hoạt động theo loại hình nào?

Cửa hàng bán xe máy, xe honda có thể chọn lựa hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp để làm thủ tục đăng ký kinh doanh. 

Bạn dành chút thời gian xem qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan cho 2 loại hình trên: 

>> Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?

2. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh buôn bán xe máy, xe gắn máy

Chi tiết hồ sơ thành lập hộ kinh doanh mở cửa hàng bán xe máy gồm các đề mục sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (bản sao);
  • Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà/sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (bản sao không cần công chứng).

Ngoài ra, tùy vào việc hộ gia đình kinh doanh xe máy có thành viên góp vốn hay không mà bạn cần bổ sung một số mục hồ sơ khác. 

>> Tìm hiểu chi tiết và tải mẫu: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh xe honda.

3. Hồ sơ thành lập công ty buôn bán xe máy (xe honda 2 bánh) gồm những gì?

Chi tiết các đề mục hồ sơ thành lập công ty kinh doanh xe máy bao gồm:

  • Điều lệ công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ công ty);
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh cửa hàng xe máy;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Giấy ủy quyền (nếu tổ chức/cá nhân đi nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật, các thành viên, người ủy quyền nộp hồ sơ (bản sao công chứng không quá 6 tháng).

>> Tải mẫu miễn phí: Thủ tục đăng ký thành lập công ty bán xe máy.

4. Mở cửa hàng buôn bán xe máy, xe gắn máy cần đăng ký mã ngành gì?

Bạn có thể tham khảo một số mã ngành kinh doanh, mua bán xe máy như sau:

  • Mã ngành 4541: Bán mô tô, xe máy;
  • Mã ngành 45411: Bán buôn mô tô, xe máy;
  • Mã ngành 45412: Bán lẻ mô tô, xe máy;
  • Mã ngành 45413: Đại lý mô tô, xe máy… 

Nội dung liên quan: 

>> Tra cứu mã ngành kinh doanh bán xe máy;

>> Quy định đăng ký mã ngành nghề kinh doanh.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH