
Tội lừa dối khách hàng, hành vi lừa dối khách hàng là gì? Quy định về mức xử phạt về hành vi lừa dối khách hàng - Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Mới đây, thông tin Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi lừa dối khách hàng đã gây chấn động dư luận. Vụ việc không chỉ thu hút sự chú ý do liên quan đến người nổi tiếng mà còn đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
I. Hành vi lừa dối khách hàng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự, gian lận trong quá trình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ được xem là hành vi lừa dối khách hàng, cụ thể bao gồm:
➨ Cân, đo, đong, đếm gian dối
Người bán cố ý đưa ra số liệu không đúng về trọng lượng, thể tích, số lượng hoặc kích thước của sản phẩm, gây tổn thất nghiêm trọng cho người tiêu dùng khi tham gia giao dịch.
➨ Đánh tráo hàng hóa
Người bán không giao đúng chủng loại, chất lượng hoặc đặc điểm sản phẩm như đã thỏa thuận hoặc giao hàng hóa khác biệt so với sản phẩm mà khách hàng đã đặt trước, gây thiệt hại đến quyền lợi của người mua hàng.
➨ Thủ đoạn gian dối khác
Những hành vi khiến khách hàng bị nhầm tưởng rằng họ đang nhận được sản phẩm đúng như cam kết ban đầu dù thực tế không phải vậy.

Hành vi lừa dối khách hàng không chỉ gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tính minh bạch trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp, vậy nên cần được pháp luật xử lý nghiêm minh.
Bài viết có liên quan:
>> Quảng cáo sai sự thật - Hành vi cụ thể và mức xử phạt;
>> Quy định xử phạt hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm.
II. Mức xử phạt tội lừa dối khách hàng - Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015, cá nhân bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ có hành vi lừa dối khách hàng, gian lận trong đo lường, chất lượng hoặc các hành vi lừa gạt khác trong quá trình giao dịch sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Người vi phạm đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã từng bị kết án về tội danh này mà chưa được xóa án tích, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm
- Hành vi vi phạm thu lợi ích bất chính có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
Theo đó, hình phạt chính và hình phạt bổ sung được pháp luật quy định như sau.
➨ Hình phạt chính
Hành vi vi phạm
|
Mức phạt
|
Đã từng bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án tội lừa dối khách hàng, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm
|
Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm
|
Thu lợi bất chính từ 5 - dưới 50 triệu đồng
|
Vi phạm có tổ chức
|
Phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm
|
Hành vi vi phạm mang tính chuyên nghiệp
|
Dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt để lừa dối khách hàng
|
Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên
|
➨ Hình phạt bổ sung
Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như:
- Phạt tiền trong khoảng từ 20 - 100 triệu đồng;
- Cấm giữ chức vụ, cấm hành nghề hoặc thực hiện một số công việc nhất định trong thời gian từ 1 - 5 năm.
------
Việc Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố và tạm giam vì hành vi lừa dối khách hàng là một trong những ví dụ điển hình cho việc áp dụng nghiêm minh pháp luật trong bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Dù có danh tiếng và là hoa hậu, Thùy Tiên vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình.
Chi tiết vụ án vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và đây cũng là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại về tính minh bạch, trung thực và đúng cam kết với khách hàng - điều kiện bắt buộc nếu muốn phát triển bền vững.
III. Các câu hỏi liên quan đến quy định pháp luật về tội lừa dối khách hàng
1. Hành vi lừa dối khách hàng là như thế nào?
Hành vi lừa dối khách hàng là hành vi gian lận trong quá trình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, cụ thể bao gồm:
- Cân, đo, đong, đếm không trung thực;
- Đánh tráo, thay đổi hàng hóa;
- Sử dụng các phương thức lừa dối khác.
2. Hành vi lừa dối khách hàng bị truy cứu trách nhiệm khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự, cá nhân thực hiện việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ có hành vi gian lận trong đo lường, chất lượng hoặc các hành vi lừa gạt khác trong quá trình giao dịch sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người vi phạm đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã từng bị kết án về tội danh này mà chưa được xóa án tích;
- Hành vi vi phạm thu lợi ích bất chính có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
3. Hình phạt chính đối với tội danh lừa dối khách hàng là gì?
Pháp luật hiện nay quy định có 2 mức hình phạt chính đối với tội danh lừa dối khách hàng, cụ thể:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ tối đa 3 năm nếu:
- Đã từng bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Thu lợi bất chính từ 5 - dưới 50 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm nếu:
- Vi phạm có tổ chức;
- Hành vi vi phạm mang tính chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt để lừa dối khách hàng;
- Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT