
Tìm hiểu mức thuế kinh doanh vận tải, cách tính thuế hộ kinh doanh vận tải, cá nhân kinh doanh đóng thuế vận tải là bao nhiêu? Hình thức kê khai thuế vận tải?
I. Căn cứ pháp lý về quản lý thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh vận tải
II. Các loại thuế kinh doanh vận tải phải nộp đối với cá nhân, hộ kinh doanh
1. Lệ phí môn bài
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điểm c Khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 25/02/2020 thì mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh được tính dựa theo mức doanh thu bình quân hàng năm.
Cụ thể như sau:
Doanh thu
|
Mức đóng hàng năm
|
Cá nhân, HKD thành lập sau ngày 25/02/2020
|
Miễn lệ phí môn bài của năm đầu tiên thành lập
|
Dưới 100 triệu đồng/năm
|
Miễn lệ phí môn bài
|
Từ 100 - 300 triệu đồng/năm
|
300.000 đồng/năm
|
Từ 300 - 500 triệu đồng/năm
|
500.000 đồng/năm
|
Trên 500 triệu đồng/năm
|
1.000.000 đồng/năm
|
Cá nhân, hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài đối với năm đầu ra hoạt động. Và từ ngày 01/01/2026 theo Nghị quyết 198/2025/QH15 cá nhân, hộ kinh doanh không còn phải nộp lệ phí môn bài nữa.
>> Tham khảo thêm: Bậc thuế môn bài hộ kinh doanh 2025.
2. Thuế GTGT và thuế TNCN
Căn cứ theo Điều 2 thuộc Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định đối tượng hộ kinh doanh cá thể thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TNCN như sau: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Do vậy cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh phương tiện vận tải thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TNCN.
Lưu ý:
- Đối với năm 2025, trong trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN;
- Từ ngày 01/01/2026 thì cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 năm dưới 200 triệu đồng không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
III. Hình thức kê khai và tỷ lệ tính nộp thuế kinh doanh vận tải là bao nhiêu?
1. Mức thuế kinh doanh vận tải theo phương pháp khoán
Căn cứ vào Phụ lục I của Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định mức thuế suất thuế GTGT, thuế TNCN của vận tải hàng hóa, vận tải hành khách như sau:
Số thuế GTGT
|
=
|
Doanh thu khoán
|
x
|
3%
|
Số thuế TNCN
|
=
|
Doanh thu khoán
|
x
|
1.5%
|
Trong đó:
Doanh thu khoán sẽ do cơ quan thuế xác định thông qua các yếu tố:
- Khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của hộ tại địa điểm kinh doanh;
- Tham khảo ý kiến Hội đồng tư vấn thuế cấp xã/phường (gồm đại diện UBND, mặt trận tổ quốc, chi hội phụ nữ, cựu chiến binh...);
- So sánh tương quan với các hộ kinh doanh tương tự trên cùng địa bàn.
Ngoài ra bên thuế cũng có thể căn cứ từng loại phương tiện vận tải để ấn định doanh thu.
>> Tham khảo thêm: Cách tính thuế khoán hộ kinh doanh.
2. Mức thuế kinh doanh vận tải theo phương pháp kê khai
Căn cứ vào Phụ lục I của Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định mức thuế suất thuế GTGT, thuế TNCN của vận tải hàng hóa, vận tải hành khách như sau:
Số thuế GTGT
|
=
|
Doanh thu tính thuế
|
x
|
3%
|
Số thuế TNCN
|
=
|
Doanh thu tính thuế
|
x
|
1.5%
|
Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, khi thu tiền từ khách hàng thì hộ kinh doanh bắt buộc phải xuất hóa đơn tương ứng với số tiền thực tế thu được.
Doanh thu tính thuế chính là doanh thu thực tế phát sinh của hộ kinh doanh và cũng chính là doanh thu được ghi trên các hóa đơn mà hộ kinh doanh đã xuất trong kỳ kê khai (có thể theo tháng hoặc quý, tùy theo phương pháp kê khai đã đăng ký).
Tham khảo thêm:
>> Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể theo phương pháp kê khai.
>> So sánh hộ kinh doanh nộp thuế phương pháp khoán & kê khai;
>> Hướng dẫn chuyển từ hộ kinh doanh thuế khoán sang kê khai.
IV. Ví dụ minh họa về cách tính thuế hộ kinh doanh vận tải
Ví dụ 1:
Anh A sở hữu 1 phương tiện vận tải là xe taxi 4 chỗ, đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán. Quý 1/2024, mức doanh thu cơ quan thuế ấn định là 28.800.000 đồng/quý. Anh A hàng quý sẽ phải nộp mức thuế như sau:
- Thuế GTGT = 28.800.000 x 3% = 864.000 đồng;
- Thuế TNCN = 28.800.000 x 1.5% = 432.000 đồng.
Ví dụ 2:
Anh B sở hữu 1 phương tiện vận tải là xe tải có trọng tải xe 1.5 tấn, đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai. Doanh thu thực tế quý 1/2024 là 100.000.000 đồng. Anh B sẽ nộp mức thuế quý 1 như sau:
- Thuế GTGT = 100.000.000 x 3% = 3.000.000 đồng;
- Thuế TNCN = 100.000.000 x 1.5% = 1.500.000 đồng.
Sang quý 2/2024 doanh thu của anh B là: 150.000.000 đồng thì thuế phải nộp quý 2 của anh B sẽ là:
- Thuế GTGT = 150.000.000 x 3% = 4.500.000 đồng;
- Thuế TNCN = 150.000.000 x 1.5% = 2.250.000 đồng.
V. Ưu và nhược điểm khi nộp thuế kinh doanh vận tải theo cá nhân, HKD
➧ Ưu điểm của việc nộp thuế theo cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh vận tải so với doanh nghiệp:
- Chế độ, chứng từ và sổ sách kế toán đơn giản;
- Quy mô nhỏ, phù hợp với cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh nhỏ, lẻ;
- Được nộp thuế theo phương pháp khoán.
➧ Nhược điểm khi nộp thuế theo cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh vận tải so với doanh nghiệp:
- Không được xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT như doanh nghiệp (nên hạn chế đối tác mua bán);
- Không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên khó huy động vốn, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
VI. Câu hỏi thường gặp về thuế kinh doanh vận tải đối với cá nhân, HKD
1. Cá nhân, hộ kinh doanh vận tải có được xuất hóa đơn GTGT không?
Không. Chỉ có doanh nghiệp mới được xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng. Cá nhân, hộ kinh doanh chỉ xuất được hóa đơn bán hàng.
2. Thuế suất thuế doanh vận tải (thuế GTGT, thuế TNCN) của cá nhân, HKD là bao nhiêu?
Căn cứ vào Phụ lục I của Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định mức thuế suất thuế GTGT, thuế TNCN của cá nhân, hộ kinh doanh phương tiện vận tải như sau:
- Thuế GTGT: 3%;
- Thuế TNCN: 1.5%.
Huyền Trần - Phòng Kế toán Anpha
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT