Top 25+ câu hỏi về Người Nước Ngoài làm việc tại Việt Nam

Câu hỏi về quy định người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, work permit - giấy phép lao động cho người nước ngoài, hợp đồng lao động với người nước ngoài.

Top câu hỏi về quy định người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?

Điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm:

  • Mang quốc tịch nước ngoài, có đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên, đảm bảo sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Có trình độ kỹ thuật, trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như kinh nghiệm làm việc;
  • Có giấy phép lao động (work permit) cho người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp (trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động);
  • Thuộc nhóm đối tượng người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam;
  • Không nằm trong danh sách đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang trong thời gian thi hành án hoặc chưa được xóa án theo quy định của luật pháp Việt Nam hoặc luật pháp nước ngoài.

>> Xem chi tiết: Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

2. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần giấy tờ gì?

Ngoài các loại giấy tờ tùy thân cần thiết để nhập cảnh như hộ chiếu, thị thực (visa) thì về cơ bản, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần có các loại giấy tờ sau:

  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Giấy phép lao động (work permit) cho người nước ngoài;
  • Thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú;
  • Hợp đồng lao động;
  • Giấy phép lái xe cho người nước ngoài. 

>> Xem chi tiết: Giấy tờ cần thiết để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

--------

Yêu cầu về các giấy tờ pháp lý cần thiết để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm làm việc thực tế với cơ quan có thẩm quyền, mất nhiều thời gian, công sức.

Tham khảo chuỗi dịch vụ trọn gói cho người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam của Anpha để được hỗ trợ tận tình, tiết kiệm tối đa thời gian cũng như cắt giảm quy trình làm việc với nhiều đơn vị.

  1. Dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp - trọn gói từ 1.500.000 đồng;
  2. Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài - từ 6.000.000 đồng;
  3. Dịch vụ làm thẻ tạm trú - từ 10.000.000 đồng.

Xem chi tiết: 

>> Dịch vụ xin lý lịch tư pháp;

>> Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài;

>> Dịch vụ đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.

GỌI NGAY

3. Quy trình tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm những bước nào?

Quy trình tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm 5 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Báo cáo giải trình, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài;
  • Bước 2: Tuyển dụng người lao động (NLĐ) nước ngoài;
  • Bước 3: Xin work permit cho người nước ngoài;
  • Bước 4: Ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ);
  • Bước 5: Xin visa cho người nước ngoài.

>> Xem chi tiết & tải mẫu hồ sơ: Tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có chịu thuế TNCN không?

Có. Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, NLĐ nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam, nếu có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân (không phân biệt NLĐ là cá nhân cư trú hay không cư trú).

5. Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài được quy định như thế nào?

Tùy thuộc NLĐ nước ngoài là cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam mà quy định về cách tính thuế TNCN sẽ khác nhau, cụ thể:

Đối với NLĐ nước ngoài là cá nhân cư trú:

Thuế TNCN phải nộp = (Tổng thu nhập - Các khoản miễn thuế - Các khoản giảm) x Thuế suất

➧ Đối với NLĐ nước ngoài là cá nhân không cư trú:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương × Thuế suất 20%

>> Xem chi tiết: Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài

6. Người nước ngoài làm việc 2 nơi cùng lúc tại Việt Nam được không?

Được. Theo Bộ luật Lao động 2019, NLĐ nước ngoài tại Việt Nam hoàn toàn có thể giao kết hợp đồng cùng lúc với 2 hay nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ) khác nhau cùng một lúc, chỉ cần đảm bảo thực hiện đúng và đủ những nội dung đã giao kết là được.

7. Ngày nghỉ lễ, Tết được hưởng lương của NLĐ nước ngoài được quy định như thế nào?

NLĐ nước ngoài tại Việt Nam được hưởng 13 ngày nghỉ lễ, Tết nhận nguyên lương, gồm:

  • 1 ngày dịp Tết Dương lịch;
  • 5 ngày dịp Tết Âm lịch;
  • 2 ngày dịp lễ 30/04 và 01/05;
  • 3 ngày dịp lễ Quốc khánh (*);
  • 1 ngày dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương;
  • 1 ngày dịp Tết cổ truyền tại quốc gia của NLĐ nước ngoài.

--------

(*) Bao gồm 2 ngày lễ Quốc khánh Việt Nam và 1 ngày lễ Quốc khánh của nước của người lao động nước ngoài.

8. Có thể thanh toán lương cho NLĐ nước ngoài theo những hình thức nào?

Tương tự đối với người lao động trong nước, NSDLĐ có thể thanh toán lương cho NLĐ nước ngoài theo 2 hình thức:

  • Thanh toán bằng tiền mặt;
  • Thanh toán qua tài khoản ngân hàng cá nhân của NLĐ nước ngoài.

9. NLĐ nước ngoài có cần tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Không. Người lao động nước ngoài không nằm trong danh sách các đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 nên không cần tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tham khảo mức đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nước ngoài theo bảng sau.

Đối với người sử dụng lao động nước ngoài
Tổng cộng BHXH (*) BHYT BHTN
20.5% 17.5% 3% -
Đối với lao động người nước ngoài
Tổng cộng BHXH (*) BHYT BHTN
9.5% 8% 1.5% -

--------

(*) Bảo hiểm xã hội bao gồm: 

  1. Hưu trí, tử tuất;
  2. Ốm đau, thai sản;
  3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

>> Tìm hiểu thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội.

Top câu hỏi về giấy phép lao động (work permit) cho người nước ngoài

1. Có bắt buộc xin giấy phép lao động cho người nước ngoài?

Trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động theo quy định. 

2. NLĐ nước ngoài được miễn giấy phép lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 152/202/NĐ-CP, có 20 trường hợp miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài. 

Hầu hết các trường hợp này đều là những đối tượng thuộc diện ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia khác hoặc là những trường hợp Việt Nam tạo điều kiện để các chuyên gia, lao động chất lượng cao, người có chức vụ đến làm việc, giúp đỡ Việt Nam.

>> Xem chi tiết: Các trường hợp miễn giấy phép lao động

3. Thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài là bao lâu? 

Giấy phép lao động cho người nước ngoài có giá trị sử dụng tối đa trong 2 năm. 

Lưu ý:

NLĐ nước ngoài chỉ có thể thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động 1 lần với hiệu lực là 2 năm. Nếu sau đó, người nước ngoài tiếp tục có nhu cầu ở lại làm việc tại Việt Nam thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động (thực hiện tương tự thủ tục cấp mới work permit).

4. Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài được quy định như sau:

Đối với người sử dụng lao động: 

Đối với người lao động nước ngoài:

  • Hộ chiếu của NLĐ nước ngoài cần xin giấy phép (bản sao y chứng thực);
  • Phiếu lý lịch tư pháp được cấp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài;
  • Ảnh chân dung 4 x 6cm, nền trắng (2 ảnh);
  • Văn bản chứng minh vị trí là giám đốc điều hành, quản lý hoặc lao động kỹ thuật, chuyên gia. 

>> Xem thêm và tải mẫu hồ sơ miễn phí: Thủ tục xin giấy phép lao động.

--------

(*) Tức là, tổ chức muốn tuyển dụng lao động nước ngoài thì phải hoàn thành thủ tục xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, sau đó mới tiến hành các bước xin work permit cho người nước ngoài.

5. Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm những gì?

Bạn có thể thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài lần lượt theo các bước sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gia hạn giấy phép lao động theo quy định;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến Cục Việc làm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
  • Bước 3: Chờ xử lý hồ sơ và nhận kết quả (trong vòng 5 ngày làm việc). 

>> Xem chi tiết và tải mẫu hồ sơ miễn phí: Thủ tục gia hạn giấy phép lao động.

Cân nhắc sử dụng dịch vụ tại Kế toán Anpha để đơn giản hóa mọi thủ tục, đẩy nhanh thời gian hoàn thành:

>> Dịch vụ gia hạn giấy phép lao động - trọn gói từ 10.000.000 đồng.

GỌI NGAY

6. Hồ sơ xin miễn giấy phép lao động gồm những gì?

Chi tiết hồ sơ xin miễn giấy phép lao động gồm:

  • Đơn đề nghị xác nhận NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
  • Thẻ tạm trú hoặc hộ chiếu còn thời hạn theo quy định (bản sao y chứng thực);
  • Giấy khám sức khỏe hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe (được cấp trong vòng 12 tháng);
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (trừ trường hợp thuộc diện không cần xác định nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài);
  • Giấy tờ chứng minh NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp work permit. 

>> Xem thêm và tải mẫu hồ sơ miễn phí: Thủ tục xin miễn giấy phép lao động.

7. Người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động trong trường hợp nào?

Dưới đây là 3 trường hợp người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động:

  1. Giấy phép lao động hết hiệu lực;
  2. NSDLĐ hoặc NLĐ nước ngoài vi phạm quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
  3. NLĐ nước ngoài không tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam trong quá trình làm việc, dẫn đến các ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

>> Xem chi tiết: Thu hồi giấy phép lao động - Quy định cụ thể. 

8. Người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động bị xử phạt như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt hành chính từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
  • Trục xuất ra khỏi Việt Nam, cấm nhập cảnh vào Việt Nam trong thời hạn 3 năm.

9. NSDLĐ sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động bị xử phạt như thế nào?

Theo Khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động nước ngoài nhưng không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động đã hết hạn thì xử phạt tiền tùy vào số lượng lao động vi phạm, cụ thể:

Đối với NSDLĐ là cá nhân:

  • Từ 30.000.000 đồng - 45.000.000 đồng: Vi phạm từ 1 - 10 lao động nước ngoài;
  • Từ 45.000.000 đồng - 60.000.000 đồng: Vi phạm từ 11 - 20 lao động nước ngoài;
  • Từ 60.000.000 đồng - 75.000.000 đồng: Vi phạm từ 21 lao động nước ngoài trở lên.

Đối với NSDLĐ là tổ chức, doanh nghiệp:

Gấp 2 lần mức xử phạt hành chính đối với NSDLĐ là cá nhân. 

>> Xem chi tiết: Mức xử phạt người nước ngoài không có giấy phép lao động.

10. Thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài có đương nhiên chấm dứt khi HĐLĐ chấm dứt?

Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động 2019, chấm dứt hợp đồng lao động là 1 trong các nguyên nhân khiến giấy phép lao động hết hiệu lực. Vậy nên, khi HĐLĐ chấm dứt, thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng đương nhiên chấm dứt. 

Top câu hỏi về hợp đồng lao động với người nước ngoài

1. NSDLĐ có thể thực hiện giao kết HĐLĐ với người nước ngoài theo các hình thức nào?

Hợp đồng lao động giữa NSDLĐ và NLĐ nước ngoài phải là hợp đồng xác định thời hạn. Tùy thuộc nhu cầu hợp tác của các bên mà có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần. 

>> Xem chi tiết: Hợp đồng lao động với người nước ngoài - cụ thể các quy định.

2. NLĐ nước ngoài có được phép giao kết HĐLĐ không xác định thời hạn với NSDLĐ không?

Không. Thời hạn của hợp đồng lao động giữa NLĐ nước ngoài và NSDLĐ cần đảm bảo không vượt quá thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài (tức không được vượt quá 2 năm). 

3. NLĐ nước ngoài đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần thông báo trước bao lâu?

Người lao động nước ngoài đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần thông báo trước: 

  • Ít nhất 3 ngày: Nếu ký kết HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng;
  • Ít nhất 30 ngày: Nếu ký kết HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên.

4. NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần thông báo trước bao lâu? 

Người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài cần thông báo trước:

  • Ít nhất 3 ngày: Nếu ký kết HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng;
  • Ít nhất 30 ngày: Nếu ký kết hợp đồng HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng - 24 tháng.

5. Người lao động nước ngoài đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thông báo trước trong trường hợp nào?

Người lao động nước ngoài có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo trước trong các trường hợp sau:

  • Điều kiện làm việc không được đảm bảo theo đúng thỏa thuận;
  • Không được thanh toán đủ lương, đúng thời hạn theo quy định;
  • Không được bố trí, phân công theo đúng công việc cùng địa điểm làm việc đã thỏa thuận;
  • NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định (về công việc, điều kiện, địa điểm, thời gian làm việc…) khiến việc thực hiện HĐLĐ bị ảnh hưởng;
  • NSDLĐ đánh đập, ngược đãi hay có những hành vi khiến sức khỏe của NLĐ nước ngoài bị ảnh hưởng… 

6. NLĐ nước ngoài đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật có sao không?

Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động nước ngoài sẽ:

  • Không được hưởng trợ cấp thôi việc;
  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo đúng quy định;
  • Phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ cho NSDLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương đối với những ngày nghỉ không thông báo trước. 

7. NLĐ nước ngoài được hưởng những quyền lợi gì khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật?

Tùy vào nhu cầu, thỏa thuận về việc tiếp tục hợp tác của NSDLĐ và NLĐ nước ngoài mà quy định về các quyền lợi được hưởng của NLĐ nước ngoài trong trường hợp này sẽ khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp 1: NSDLĐ và NLĐ nước ngoài thỏa thuận hợp tác làm việc trở lại

  • Nhận bù khoản tiền lương tương ứng với những ngày không được làm việc;
  • Đóng bù bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho những ngày không được làm việc;
  • Nhận thêm một khoản tiền ít nhất bằng 2 lần tiền lương 1 tháng của NLĐ theo HĐLĐ;
  • Nhận một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ theo đúng HĐLĐ cho những ngày bị nghỉ không có thông báo trước (trường hợp NSDLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước). 

Trường hợp 2: NLĐ nước ngoài không muốn tiếp tục làm việc với NSDLĐ

  • Nhận trợ cấp thôi việc;
  • Hưởng các quyền lợi tương tự trường hợp 1.

>> Xem chi tiết: Cách tính trợ cấp thôi việc.

Trường hợp 3: NSDLĐ không muốn tiếp tục làm việc với NLĐ nước ngoài và NLĐ nước ngoài đồng ý với điều đó:

  • Hưởng các quyền lợi tương tự trường hợp 2;
  • Nhận khoản tiền bồi thường ít nhất bằng 2 tháng tiền lương của NLĐ nước ngoài theo HĐLĐ.

--------

Trên đây là phần giải đáp cụ thể cho những câu hỏi thường gặp về quy định để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, về giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng như các vấn đề về hợp đồng lao động với người nước ngoài. 

Trường hợp bạn đang gặp khó khăn về mặt pháp lý hoặc kế toán, thuế đối với các vấn đề liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, gọi ngay cho Kế toán Anpha theo các số hotline sau để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng:

➧ Pháp lý 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam)

➧ Kế toán 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH