Quy định các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp

Tổng hợp những loại thuế mà công ty nước ngoài phải nộp tại Việt Nam gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhà thầu (FCT)…

Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.

Cùng với việc tham gia vào thị trường nội địa, các doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ các quy định về thuế của pháp luật Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại thuế mà công ty nước ngoài phải nộp khi hoạt động tại Việt Nam dựa trên các quy định pháp lý hiện hành.

I. Các hình thức hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam thông qua nhiều hình thức, phổ biến gồm:

  • Thành lập pháp nhân tại Việt Nam (công ty con 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh);
  • Thành lập văn phòng đại diện;
  • Thành lập chi nhánh;
  • Hoạt động thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ không hiện diện (phát sinh nghĩa vụ thuế nhà thầu).

Có thể bạn quan tâm:

>> Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài;

>> Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

>> Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI;

>> Người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam (điều kiện và thủ tục).

II. Các loại thuế doanh nghiệp nước ngoài phải kê khai & nộp

1. Thuế môn bài

Căn cứ pháp lý

Các bậc thuế môn bài

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • DN có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Chi nhánh, VPĐD, địa điểm kinh doanh: 1.000.000 đồng/năm.

Tham khảo:

>> Thuế môn bài là gì;

>> Cách lập tờ khai lệ phí môn bài;

>> Cách nộp thuế môn bài.

2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ pháp lý

Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam.

Thuế suất

Đối tượng

Mức thuế suất

Hàng xuất khẩu

0%

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (y tế, nông nghiệp...)

5%

Hàng hóa, dịch vụ phổ thông

10%

Lưu ý:

1) Các đối tượng không chịu thuế được quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

2) Các đối tượng không kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Cách tính thuế

1. Phương pháp khấu trừ

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp

=

Thuế đầu ra

-

Thuế đầu vào

2. Phương pháp trực tiếp

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp

=

Doanh thu

x

Tỷ lệ (%)

Kê khai, nộp thuế và thời hạn

  • Kê khai và nộp thuế qua: https://thuedientu.gdt.gov.vn/etaxnnt/Request;
  • Kỳ kê khai: tháng hoặc quý;
  • Thời hạn kê khai & nộp thuế:
    • Theo tháng: Kê khai chậm nhất ngày thứ 20 của tháng tiếp theo;
    • Theo quý: Kê khai chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo.

Tham khảo:

>> Thuế giá trị gia tăng là gì;

>> Giá tính thuế GTGT;

>> Xác định kỳ kê khai thuế GTGT.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Căn cứ pháp lý

Đối tượng áp dụng

Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Căn cứ tính thuế

Thu nhập chịu thuế

=

Doanh thu

-

Chi phí được trừ

-

Các khoản lỗ được kết chuyển

Thuế suất

Kê khai, nộp thuế và thời hạn

  • Tạm nộp theo quý:
    • Thời hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau;
    • Số thuế tạm nộp 4 quý không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm (nếu nộp thiếu sẽ bị tính tiền chậm nộp trên phần chênh lệch).
  • Quyết toán năm chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Tham khảo:

>> Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

>> Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ pháp lý

Đối tượng áp dụng

  • Đối với cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Đối với cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi nhận và nơi trả thu nhập).

Các trường hợp tính thuế

  • Tính thuế theo biểu thuế lũy tiến đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (kể cả trường hợp cá nhân ký nhiều nơi);
  • Tính thuế theo biểu thuế toàn phần đối với:
    • Cá nhân không cư trú;
    • Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động;
    • Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

Kê khai, quyết toán và thời hạn nộp thuế

  • Doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn, khai thuế theo tháng hoặc quý; 
  • Quyết toán thuế TNCN vào cuối năm tài chính, chậm nhất ngày 31/03 năm sau.

Tham khảo:

>> Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài;

>> Cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công;

>> Thuế TNCN từ đầu tư vốn;

>> Thuế thu nhập bất thường.

5. Thuế nhà thầu (FCT)

Căn cứ pháp lý: Thông tư 103/2014/TT-BTC.

Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng cung cấp dịch vụ/tài sản cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thuế nhà thầu không áp dụng đối với các trường hợp:

  1. Nhà thầu có hiện diện, thường trú và đăng ký thuế tại Việt Nam;
  2. Hợp đồng cung cấp hàng hóa không kèm dịch vụ.

Các loại thuế trong thuế nhà thầu

Thuế GTGT và thuế TNDN (hoặc TNCN trong trường hợp cá nhân).

Cách tính và kê khai

  • Do bên Việt Nam khấu trừ và nộp thay cho bên nhà thầu;
  • Tỷ lệ tính thuế tùy lĩnh vực (dịch vụ, bản quyền, xây dựng...);
  • Thời hạn nộp là tròng vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ khấu trừ.

Tham khảo:

>> Đối tượng chịu thuế nhà thầu;

>> Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài;

>> Quyết toán thuế nhà thầu.

6. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Căn cứ pháp lý

Đối tượng áp dụng

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Cách tính và kê khai

Thuế xuất khẩu/nhập khẩu

=

Số lượng

x

Giá tính thuế

x

Thuế suất

Cách nộp:

  • Nộp qua hải quan điện tử;
  • Thời hạn nộp là ngay khi làm thủ tục hải quan hoặc theo cam kết bảo lãnh.

Tham khảo:

>> Cách tính thuế xuất khẩu;

>> Cách tính thuế nhập khẩu.

7. Các loại thuế khác

Căn cứ pháp lý

Đối tượng áp dụng

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực:

  • Khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên;
  • Sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.

Cách tính, kê khai, thời hạn nộp

  • Tùy theo từng loại thuế sẽ có công thức tính riêng;
  • Cách khai và nộp thuế theo tháng/quý tùy trường hợp.

Việc tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế là yêu cầu bắt buộc và cần thiết đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam. Không chỉ đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín với đối tác và cơ quan quản lý.

Do tính chất pháp lý phức tạp, doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật quy định mới để giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Dung Lê - Phòng Kế toán Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH