Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép môi trường, giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Tham khảo ngay!
1. Điều kiện chung để thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải
Thành lập công ty thu gom và xử lý rác thải yêu cầu cá nhân/tổ chức phải đáp ứng khá nhiều điều kiện. Bởi vì kinh doanh lĩnh vực này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
Các tổ chức/cá nhân kinh doanh lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Đáp ứng điều kiện cụ thể đối với từng loại hình: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại được quy định tại Chương VI Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Cung cấp thông tin đối với từng loại hình chất thải về: khối lượng phát sinh, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng và các thông tin về công nghệ, công trình xử lý, kết quả quan trắc.
2. Điều kiện kinh doanh lĩnh vực xử lý rác thải nguy hại
Tùy vào hoạt động chi tiết của công ty là gì mà cần đảm bảo các điều kiện riêng biệt. Ví dụ, nếu công ty có hoạt động xử lý rác thải nguy hại thì cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có giấy phép môi trường với nội dung xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
- Địa điểm thực hiện xử lý rác thải nguy hại phải đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường;
- Công nghệ xử lý phải tuân thủ và được thẩm định theo quy định của pháp luật. Nhà nước khuyến khích sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật tiên tiến nhất;
- Nhân sự phụ trách bảo vệ môi trường được đào tạo ngành môi trường/lĩnh vực tương ứng;
- Có quy trình vận hành an toàn, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chuyên dụng;
- Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường: kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải; đánh giá hiệu quả xử lý; phòng ngừa, ứng phó sự cố…;
- Ký quỹ bảo vệ môi trường trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty thu gom rác thải và xử lý rác thải
Thành lập công ty (đăng ký kinh doanh) là một trong những điều kiện đầu tiên mà bạn phải hoàn thành nếu muốn mở công ty thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp nói chung.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty thu gom, xử lý rác thải;
- Danh sách cổ đông/thành viên của công ty;
- Bản sao CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông;
- Văn bản ủy quyền của người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký (nếu có).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải.
Lưu ý:
Trên giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cung cấp dịch vụ xử lý rác thải, bạn phải điền đầy đủ các mã ngành liên quan đến hoạt động của công ty để tránh phát sinh thủ tục bổ sung mã ngành sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tham khảo mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ thu gom và xử lý rác thải theo bảng dưới đây.
Chi tiết ngành nghề |
Mã ngành |
Thu gom rác thải không độc hại |
3811 |
Thu gom rác thải độc hại
- Thu gom rác thải y tế
- Thu gom rác thải độc hại khác
|
3812 |
Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại |
3821 |
Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại
- Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế
- Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác
|
3822 |
Tái chế phế liệu
- Tái chế phế liệu kim loại
- Tái chế phế liệu phi kim loại
|
3830 |
Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác |
3900 |
Tham khảo thêm:
>> Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam;
>> Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty thu gom và xử lý rác thải
➤ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính;
➤ Cách 2: Nộp trực tuyến (online) tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký trực tuyến bao gồm 6 bước:
- Bước 1: Tạo tài khoản tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/;
- Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản đã tạo;
- Bước 3: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Bước 4: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
- Bước 5: Tải các văn bản điện tử đính kèm;
- Bước 6: Ký xác thực (*), thanh toán lệ phí và nộp hồ sơ.
(*) Bạn có thể thực hiện ký xác thực bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
Tham khảo thêm:
>> Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online;
>> Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp.
---------
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải rất phức tạp. Đặc biệt đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như ngành nghề xử lý rác thải nguy hại. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, Kế toán Anpha xin cung cấp đến bạn dịch vụ thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải.
Với mức phí dịch vụ chỉ từ 250.000 đồng, Anpha sẽ giúp bạn hoàn tất những hồ sơ, thủ tục sau 3 ngày làm việc để đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh công ty thu gom và xử lý rác thải.
>> Xem ngay: Dịch vụ thành lập công ty thu gom, xử lý rác.
Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải, hãy liên hệ với Anpha để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!
GỌI NGAY
Đối với cá nhân/tổ chức kinh doanh ngành nghề thu gom và xử lý chất thải nguy hại ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GPKD) thì cần có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép môi trường có nội dung xử lý chất thải nguy hại trước khi đi vào hoạt động.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn cần thực hiện đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại hay giấy phép môi trường.
Đăng ký cấp giấy phép môi trường
Theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, các đối tượng sau phải làm thủ tục xin giấy phép môi trường:
- Các dự án đầu tư thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III có các hoạt động xả nước thải, khí thải, bụi hoặc các chất thải nguy hại nói chung… ra ngoài môi trường;
- Các dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động các lĩnh vực thuộc về môi trường, có thời gian hoạt động trước ngày 01/01/2022;
Lưu ý:
Các dự án đầu tư thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III đang thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thì được miễn giấy phép môi trường.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Bạn có thể tham khảo các đầu mục hồ sơ xin giấy phép môi trường như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (đối với dự án không thực hiện đánh giá tác động môi trường);
- Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép môi trường.
2. Thủ tục cấp giấy phép môi trường
Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường theo 3 bước sau đây:
- Bước 1: Gửi hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền (*);
- Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, khi đó:
- Trường hợp hồ sơ bị thiếu/sai thông tin sẽ có thông báo của cơ quan để bổ sung, chỉnh sửa;
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ tiến hành thẩm định dự án kinh doanh;
- Bước 3: Công ty thu gom, xử lý rác thải chờ nhận kết quả.
(*) Hiện tại các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường, cụ thể:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại là những đối tượng bắt buộc phải có giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH) trước khi đi vào hoạt động.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký hành nghề quản lý CTNH;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động của môi trường;
- Bản sao văn bản về quy hoạch nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt;
- Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có);
- Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH.
>> MẪU THAM KHẢO: Đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
2. Thủ tục cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo 6 bước sau đây:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bước 2: Trong vòng 10 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm duyệt hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ bị thiếu, sai thông tin cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản để bổ sung, chỉnh sửa;
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan chức năng sẽ xem xét, điều chỉnh/phê duyệt kế hoạch vận hành thử nghiệm dự án kinh doanh;
- Bước 3: Cơ sở tiến hành thử nghiệm và nộp báo cáo kết quả thử nghiệm xử lý CTNH;
- Bước 4: Trong vòng 20 ngày, kể từ ngày báo cáo hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ ra kết quả chấp thuận hoặc không kế hoạch vận hành thử nghiệm;
- Bước 5: Nhận kết quả.
Các việc cần làm sau khi đăng ký thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, công ty thu gom, xử lý rác thải bắt buộc phải tiến hành hoàn tất các thủ tục sau đây trước khi đi vào hoạt động.
- Công ty cần thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu tại Chi cục Thuế quản lý, nơi công ty đặt trụ sở chính. Thời hạn kê khai thuế ban đầu là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh;
- Mở tài khoản ngân hàng để tiến hành nộp thuế điện tử. Mỗi công ty có thể mở nhiều số tài khoản ngân hàng ở nhiều ngân hàng hoặc ở cùng 1 ngân hàng. Tuy nhiên, 1 số tài khoản chỉ được đại diện cho 1 công ty;
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Mua chữ ký số điện tử để sử dụng trong các giao dịch nộp thuế. Một công ty có thể có nhiều chữ ký số khác nhau;
- Mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Tham khảo thêm:
>> Cần làm gì sau khi có giấy phép kinh doanh;
>> Dịch vụ làm thủ tục, hồ sơ kê khai thuế ban đầu;
>> Dịch vụ chữ ký số Viettel-CA.
Câu hỏi liên quan đến việc thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải
1. Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại là loại chất thải chứa các yếu tố:
- Phóng xạ;
- Lây nhiễm;
- Dễ cháy, dễ nổ;
- Có tính ăn mòn, tính nhiễm độc.
2. Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan nhà nước cấp quyền cho tổ chức/cá nhân sản xuất, kinh doanh được phép:
- Một, xả chất thải ra môi trường;
- Hai, quản lý chất thải;
- Ba, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu để sản xuất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Hồ sơ thành lập công ty thu gom rác thải?
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty thu gom, xử lý rác thải;
- Danh sách cổ đông/thành viên của công ty;
- Bản sao CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông.
>> Tham khảo chi tiết: Hồ sơ đăng ký thành lập công ty thu gom và xử lý rác thải.
4. Điều kiện để thành lập công ty thu gom, xử lý rác thải?
- Tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Đáp ứng điều kiện cụ thể đối với từng loại hình chất thải;
- Cung cấp thông tin đối với từng loại hình chất thải về: khối lượng phát sinh, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng và các thông tin về công nghệ, công trình xử lý, kết quả quan trắc.
>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện thành lập công ty thu gom rác thải và xử lý rác thải.
5. Khi thành lập công ty thu gom, xử lý rác ngoài GPKD còn cần thêm giấy phép gì?
Ngoài giấy phép kinh doanh, công ty thu gom, xử lý rác thải cần có giấy phép xử lý CTNH hoặc giấy phép môi trường khi kinh doanh ngành nghề rác thải độc hại.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT