Holding Company là gì? Thủ Tục Thành Lập Công Ty Holding

Mô hình công ty holding là gì? Tìm hiểu: ưu, nhược điểm và phân loại của công ty holding, chi tiết điều kiện, thủ tục thành lập công ty holding (tải mẫu miễn phí).

Holding company là gì?

Hiện nay, trong Luật Doanh nghiệp 2020 không đề cập đến loại hình doanh nghiệp này vì xét về bản chất, mô hình holding company (công ty holding) không phải là một loại hình doanh nghiệp, chính xác hơn mô hình công ty holding là một cách thức quản lý vốn của các nhà đầu tư trong công ty.

Nói theo cách khác, holding company (công ty holding) là công ty mẹ hoạt động dưới hình thức tập đoàn, sở hữu số cổ phần hoặc vốn góp cần thiết tại các công ty khác (gọi là công ty con) nhằm kiểm soát và làm giảm rủi ro cho những người nắm giữ cổ phần. Các công ty con này có thể thuộc quyền sở hữu của công ty holding hoặc do công ty holding góp vốn đầu tư.

>> Tham khảo: Công ty mẹ và công ty con.

Phân loại công ty holding

Dựa theo đối tượng mà công ty holding quản lý, có thể chia loại hình công ty holding thành:

  • Công ty holding chuyên về kinh doanh: Trường hợp này công ty holding đầu tư nguồn vốn vào các công ty con, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty con đó;
  • Công ty holding chuyên về đầu tư: Công ty holding thực hiện vai trò của công ty mẹ, nắm giữ vốn đầu tư vào công ty con để thu về lợi nhuận; 
  • Công ty holding thực hiện quản lý và điều hành: Đối với mô hình này, công ty holding sẽ trực tiếp tham gia quản lý các công ty con.

Điều kiện thành lập công ty holding

Công ty holding hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên việc thành lập công ty holding xét về bản chất không khác gì thành lập doanh nghiệp thông thường. Vậy nên, có thể hiểu đơn giản về các điều kiện cơ bản để thành lập công ty holding như sau: 

  • Chủ thể thành lập doanh nghiệp: Cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty holding phải là chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp, đồng thời không thuộc trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Loại hình doanh nghiệp: Có thể lựa chọn loại hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần để dễ quản lý cổ phiếu, quản lý vốn góp của mình ở các công ty con;
  • Tên công ty: Tên công ty holding phải được đặt theo đúng quy định, không trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với công ty khác, có thể viết in hoa, viết thường hoặc viết tắt;
  • Địa chỉ trụ sở chính: Công ty holding phải có địa điểm đặt trụ sở cụ thể, thuộc lãnh thổ Việt Nam, không được sử dụng địa chỉ giả, địa chỉ chung cư hoặc địa chỉ khu nhà ở tập thể chỉ được dùng với mục đích để ở;
  • Vốn điều lệ: Pháp luật không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Ngành nghề kinh doanh: Các ngành nghề kinh doanh được đăng ký trong mô hình holding có thể đa dạng, tuy nhiên không được là những ngành nghề mà pháp luật cấm.

>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty holding

Như đã nói ở trên, việc thành lập công ty holding không khác gì so với thành lập một công ty thông thường. Vậy nên, để thành lập công ty holding, bạn chỉ cần tham khảo các thủ tục thành lập công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.

2 loại hình doanh nghiệp phù hợp với mô hình quản trị holding là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty holding

Hồ sơ thành lập công ty holding bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Bản dự thảo điều lệ của công ty có chữ ký của thành viên sáng lập;
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 6 tháng);
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty holding (đối với công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên công ty holding (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật của doanh nghiệp).

>> Tải mẫu miễn phí: Trọn bộ hồ sơ thành lập công ty.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty holding

Bạn tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty holding theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online qua đường dẫn tại Cổng thông tin quốc gia.

Lưu ý:

Hiện nay, tại nhiều thành phố lớn chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ online. Vậy nên, trước khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bạn nên liên hệ với Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở chính của doanh nghiệp để xác nhận hình thức nộp hồ sơ hợp lệ, tránh gây mất thời gian trong quá trình đăng ký thành lập.

➨ Bước 3: Chờ kết quả 

Sau khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả trong thời hạn 3 ngày làm việc:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty holding;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở KH&ĐT gửi thông báo bằng văn bản qua email đăng ký thành lập holding company, yêu cầu bổ sung, sửa đổi thông tin và nộp lại hồ sơ. Thời gian kiểm tra hồ sơ là 3 ngày tính từ ngày bạn nộp bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ.

➨ Bước 4: Công bố nội dung thành lập công ty holding

Doanh nghiệp tiến hành công bố nội dung thành lập công ty holding lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp ghi sai thông tin hoặc công bố chậm trễ sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Ưu, nhược điểm của holding company

➨ Ưu điểm của holding company

Một số ưu điểm của holding company khiến loại hình này trở nên phổ biến trên thị trường hiện nay là: 

  • Chủ sở hữu công ty được giữ kín danh tính. Đây là một khác biệt lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Công ty con của mô hình holding có quyền tự chủ, không chịu sự chỉ định, điều phối hoạt động kinh doanh của công ty holding như những công ty con trực thuộc tập đoàn/tổng công ty;
  • Công ty holding (công ty mẹ) và các công ty con hoạt động độc lập, minh bạch. Do đó, nếu công ty con gặp vấn đề về tài chính, nghiêm trọng hơn là vỡ nợ/phá sản thì giá trị của công ty holding sẽ chỉ bị sụt giảm hoặc công ty bị lỗ vốn chứ không rơi vào tình trạng bị sụp đổ dây chuyền;
  • Có thể cắt giảm chi phí thuế của công ty nhờ vào việc chia nhỏ quy mô hoạt động. Trường hợp công ty con đặt trụ sở tại khu vực được hỗ trợ mức thuế suất thấp hơn theo quy định của nhà nước thì công ty holding sẽ tiết kiệm thêm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Cơ hội tiếp cận và thu hút vốn đầu tư cao hơn nhờ vào việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, bởi hầu hết các nhà đầu tư thường chỉ chú ý và rót vốn vào lĩnh vực mà họ quan tâm;
  • Người nắm giữ cổ phần lớn ở nhiều mảng khác nhau có thể dễ dàng chuyển nhượng từng phần hoặc toàn phần cổ phần mình sở hữu cho các thành viên trong công ty, bạn bè, người thừa kế trong gia đình… dưới danh nghĩa là công ty holding;
  • Chủ sở hữu công ty holding có thể kiểm soát, điều chỉnh vốn đầu tư cho các công ty con theo nhu cầu thiết yếu của thị trường thông qua kết quả hoạt động của công ty con;
  • Chủ sở hữu công ty holding được phép tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp bằng cách thực hiện cho vay giữa các công ty con với nhau, chuyển dịch vốn và lợi nhuận giữa các công ty con.

➨ Nhược điểm của holding company

Hạn chế lớn nhất của mô hình công ty holding chính là dễ xảy ra mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty holding với các công ty con. Việc công ty con không thuộc sở hữu hoàn toàn của công ty holding mà còn có sự góp vốn của các cổ đông khác khiến cho việc phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông trong công ty con có sự khác nhau.

Cụ thể, công ty holding sẽ sở hữu trên 50% cổ phần tại công ty con và giữ quyền kiểm soát công ty con, vậy nên các quyết định đưa ra có xu hướng có lợi cho công ty holding. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm lợi ích của các cổ đông còn lại, gây nên xung đột trong nội bộ doanh nghiệp.

Mặc dù mô hình này vẫn tồn tại khuyết điểm, tuy nhiên với những ưu điểm mà holding company mang lại thì đây vẫn là một loại hình kinh doanh được ưa chuộng và lựa chọn thành lập doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.

Dịch vụ thành lập công ty holding tại Kế toán Anpha

Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty holding nhưng không nắm rõ được các thông tin về điều kiện thành lập, quy trình thực hiện các thủ tục cũng như nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp? Vậy thì để tiết kiệm thời gian tìm hiểu, đảm bảo hồ sơ được xét duyệt nhanh chóng, hãy tham khảo ngay dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Anpha:

  • Chi phí trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng, bao gồm phí dịch vụ tại Kế toán Anpha và lệ phí nộp cho cơ quan nhà nước;
  • Soạn thảo bộ hồ sơ nhanh chóng chỉ trong 120 phút;
  • Bàn giao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tận nơi chỉ sau 3 - 5 ngày làm việc;
  • Miễn phí tư vấn các thông tin dự kiến thành lập công ty holding như: tên công ty, vốn điều lệ, loại hình doanh nghiệp… sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đúng quy định pháp luật;
  • Miễn phí tư vấn từ A - Z các thông tin pháp lý có liên quan đến thủ tục thành lập công ty holding;
  • Miễn phí công chứng các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ thành lập công ty holding;
  • Cung cấp các dịch vụ sau thành lập doanh nghiệp như dịch vụ khai thuế ban đầu, dịch vụ kế toán, dịch vụ hóa đơn điện tử...

>> Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty holding tại Anpha.

GỌI NGAY

Một số câu hỏi thường gặp về mô hình công ty holding

1. Các loại hình công ty holding hiện nay

Dựa theo đối tượng mà công ty holding quản lý, có thể chia loại hình công ty holding thành:

  • Công ty holding chuyên về kinh doanh: Trường hợp này công ty holding đầu tư nguồn vốn vào các công ty con, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty con đó;
  • Công ty holding chuyên về đầu tư: Công ty holding thực hiện vai trò của công ty mẹ, nắm giữ vốn đầu tư vào công ty con để thu về lợi nhuận; 
  • Công ty holding thực hiện quản lý và điều hành: Đối với mô hình này, công ty holding sẽ trực tiếp tham gia quản lý các công ty con.

2. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty holding ở đâu?

Có 2 cách nộp hồ sơ thành lập công ty holding là nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh và nộp online:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Nộp online: Tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua đường dẫn https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.

3. Các thủ tục sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

>> Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.


4. Việc thành lập công ty holding có khác so với thành lập các công ty thông thường?

Về cơ bản, việc thành lập công ty holding không khác gì so với thành lập một công ty thông thường. Vậy nên để thành lập công ty holding, bạn chỉ cần tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với loại hình của công ty holding. 

Thành lập công ty TNHH hoặc thành lập công ty cổ phần sẽ phù hợp với hình thức quản lý này.

>> Tham khảo: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp.


5. Phí dịch vụ thành lập công ty holding trọn gói là bao nhiêu?

Dịch vụ thành lập công ty holding trọn gói tại Kế toán Anpha có tổng chi phí chỉ từ 1.000.000 đồng, bao gồm phí dịch vụ tại Anpha và lệ phí nộp cho cơ quan nhà nước.

>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Anpha.


6. Có bắt buộc phải công bố nội dung thành lập công ty sau khi có giấy phép kinh doanh?

Có. Công ty bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, lệ phí công bố thông tin là 100.000 đồng.

Nếu doanh nghiệp ghi sai thông tin hoặc công bố chậm trễ sau 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH