6 cách nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đất đai: nhà nước cho thuê đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Luật Đất đai 2024 đã có những quy định rõ ràng và cụ thể về các hình thức tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình đầu tư mà còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các hình thức mà tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể nhận quyền sử dụng đất theo quy định mới nhất từ Luật Đất đai 2024.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua 6 hình thức:
- Được nhà nước cho thuê đất;
- Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp hoặc khu công nghệ cao;
- Được nhà nước giao đất nhằm mục đích thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Nhận quyền sử dụng đất theo các trường hợp đặc biệt.
Cụ thể từng hình thức được quy định như sau:
1. Được nhà nước cho thuê đất
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể được nhà nước cho thuê đất để triển khai các dự án. Việc thuê đất có thể được thực hiện theo 1 trong 2 hình thức:
- Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm;
- Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
2. Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Một trong những hình thức nhận quyền sử dụng đất phổ biến mà tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện là nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đây là hình thức hợp tác kinh tế giữa các bên, cho phép doanh nghiệp nước ngoài sử dụng quyền sử dụng đất như một phần vốn góp vào các dự án đầu tư.
>> Xem thêm: Quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
3. Nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất
Theo quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng vốn đầu tư với giá trị là quyền sử dụng đất. Điều này giúp tổ chức linh hoạt trong việc sử dụng tài sản đất đai để phát triển các dự án kinh tế.
4. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong KCN, cụm công nghiệp/khu công nghệ cao
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc khu công nghệ cao. Đây là các khu vực chiến lược có tính năng động, phù hợp cho các hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
5. Được nhà nước giao đất nhằm mục đích thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể được nhà nước giao đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê. Đây là một trong những hình thức thu hút đầu tư hiệu quả, thúc đẩy thị trường bất động sản và giúp đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân tại Việt Nam.
6. Nhận quyền sử dụng đất theo các trường hợp đặc biệt
Ngoài các trường hợp nêu trên, tổ chức kinh tế, công ty có vốn đầu tư nước ngoài còn có thể nhận quyền sử dụng đất theo một số trường hợp đặc biệt như:
- Có văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất;
- Có quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam;
- Theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận thế chấp để xử lý nợ;
- Có văn bản chia, tách quyền sử dụng đất đối với nhóm người có chung quyền sử dụng đất;
- Theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước hoặc bản án của Tòa án về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo.
>> Xem thêm: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã.
1. Quyền thế chấp quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Quyền thế chấp này áp dụng cho 1 trong 2 trường hợp sau:
- Tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê;
- Tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.
>> Xem thêm: Những trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất.
2. Hình thức trả tiền thuê đất đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Quy định tại Điều 30 Luật Đất đai 2024 cho phép tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất.
Dưới đây là hai lựa chọn chính về hình thức trả tiền thuê đất:
➧ Chuyển sang trả tiền thuê đất một lần:
Tổ chức đang trả tiền thuê đất hàng năm có thể chọn chuyển sang trả tiền một lần cho thời gian thuê còn lại. Giá đất trong trường hợp này được xác định lại tại thời điểm quyết định cho phép chuyển đổi.
➧ Chuyển sang trả tiền thuê đất hàng năm:
Tổ chức đang trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có thể chọn chuyển sang trả tiền hàng năm. Lúc này, số tiền đã nộp sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất hàng năm.
III. Câu hỏi về việc tổ chức kinh tế vốn nước ngoài nhận quyền sử dụng đất
1. Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất qua các hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua 6 hình thức sau:
- Được nhà nước cho thuê đất;
- Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất;
- Được nhà nước giao đất nhằm mục đích thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc khu công nghệ cao;
- Nhận quyền sử dụng đất theo các trường hợp đặc biệt.
>> Xem chi tiết: Hình thức nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế vốn nước ngoài.
2. Trường hợp đặc biệt nào tổ chức kinh tế vốn nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất?
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể nhận quyền sử dụng đất theo một số trường hợp đặc biệt như sau:
- Có văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất;
- Có quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam;
- Theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa thuận thế chấp để xử lý nợ;
- Có văn bản chia, tách quyền sử dụng đất đối với nhóm người có chung quyền sử dụng đất;
- Theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước hoặc bản án của Tòa án về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được thế chấp quyền sử dụng đất không?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Quyền thế chấp này áp dụng cho các trường hợp tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.
>> Xem chi tiết: Quy định về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế vốn nước ngoài.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha