
Hệ số trượt giá là gì? Mức điều chỉnh tiền lương đóng BHXH 2025 và qua các năm là gì? Bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2025 (cách tính tiền trượt giá BHXH).
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong các căn cứ quan trọng để xác định chính xác nhiều khoản tiền BHXH, trong đó có lương hưu, BHXH 1 lần…
Vậy đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là gì? Hệ số trượt giá BHXH 2025 là bao nhiêu? Quy định về hệ số trượt giá BHXH có gì mới theo Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH vừa được ban hành Hãy cùng Anpha tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
I. Tiền trượt giá BHXH - Hệ số trượt giá BHXH là gì?
Hệ số trượt giá (hay tiền trượt giá bảo hiểm xã hội) là một tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH.
Hệ số trượt giá mang lại hiệu quả trong việc tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước, nên có ý nghĩa quan trọng trong việc bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền.
II. Đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH 2025
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH năm 2025 bao gồm:
1. Đối tượng áp dụng mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương, tiền công do nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH kể từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc qua đời mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/12/2025;
- Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương, tiền công do phía người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp một lần khi người lao động nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc qua đời mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong khoảng thời gian kể từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/12/2025.
2. Đối tượng áp dụng mức điều chỉnh tiền thu nhập tháng đã đóng BHXH
Đối tượng áp dụng mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp một lần khi người lao động nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc qua đời mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong khoảng thời gian kể từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/12/2025.
III. Bảng hệ số trượt giá BHXH 2025 - Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội
Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 được quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực kể từ ngày 28/02/2025), bao gồm:
- Bảng hệ số trượt giá BHXH bắt buộc (mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH);
- Bảng hệ số trượt giá BHXH tự nguyện (mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH).
Chi tiết về hệ số trượt giá BHXH năm 2025 như sau:
1. Bảng hệ số trượt giá BHXH bắt buộc (mức điều chỉnh tiền lương đóng BHXH)
Năm
|
Mức điều chỉnh
|
Năm
|
Mức điều chỉnh
|
Năm
|
Mức điều chỉnh
|
Trước 1995
|
5,63
|
2005
|
3,17
|
2016
|
1,28
|
1995
|
4,78
|
2006
|
2,95
|
2017
|
1,23
|
1996
|
4,51
|
2007
|
2,72
|
2018
|
1,19
|
1997
|
4,37
|
2008
|
2,21
|
2019
|
1,16
|
1998
|
4,06
|
2009
|
2,07
|
2020
|
1,12
|
1999
|
3,89
|
2010
|
1,90
|
2021
|
1,10
|
2000
|
3,95
|
2011
|
1,60
|
2022
|
1,07
|
2001
|
3,97
|
2012
|
1,47
|
2023
|
1,04
|
2002
|
3,82
|
2013
|
1,37
|
2024
|
1,00
|
2003
|
3,70
|
2014
|
1,32
|
2025
|
1,00
|
2004
|
3,43
|
2015
|
1,31
|
|
|
Ví dụ:
Năm 2018, bạn đóng BHXH với mức lương 5 triệu đồng, hệ số trượt giá năm 2018 là 1,19. Theo đó, tiền lương đã đóng BHXH năm 2018 sau khi điều chỉnh là: 5.000.000 đồng x 1,19 = 5.950.000 đồng.
Nếu không có hệ số trượt giá thì số tiền BHXH bạn đã đóng từ nhiều năm trước sẽ bị mất giá trị do lạm phát. Chẳng hạn như 5.000.000 đồng năm 2010 có giá trị lớn hơn nhiều so với 5.000.000 đồng năm 2025.
2. Bảng hệ số trượt giá BHXH tự nguyện (mức điều chỉnh thu nhập đóng BHXH)
Năm
|
Mức điều chỉnh
|
Năm
|
Mức điều chỉnh
|
2008
|
2,21
|
2017
|
1,23
|
2009
|
2,07
|
2018
|
1,19
|
2010
|
1,90
|
2019
|
1,16
|
2011
|
1,60
|
2020
|
1,12
|
2012
|
1,47
|
2021
|
1,10
|
2013
|
1,37
|
2022
|
1,07
|
2014
|
1,32
|
2023
|
1,04
|
2015
|
1,31
|
2024
|
1,00
|
2016
|
1,28
|
2025
|
1,00
|
Như đã đề cập ở trên, hệ số trượt giá BHXH có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định chính xác các khoản tiền liên quan đến bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Tiền lương hưu hàng tháng;
- Tiền trợ cấp 1 lần khi về hưu;
- Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần;
- Trợ cấp tuất 1 lần.
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá BHXH là một trong những căn cứ để tính tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Cụ thể như sau:
Tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau khi điều chỉnh của từng năm
|
=
|
Tổng tiền lương/thu nhập của tháng đóng BHXH của từng năm
|
x
|
Mức điều chỉnh tiền lương/thu nhập đã đóng BHXH của từng năm tương ứng
|
Đồng thời, mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội (Mbqtl) được tính như sau:
Mbqtl
|
=
|
Tổng số tiền lương của tháng đóng BHXH sau khi điều chỉnh
|
|
Tổng số tháng đã đóng tiền BHXH
|
|
Trên cơ sở đó, những khoản tiền bảo hiểm xã hội được tính theo mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sẽ bị thay đổi khi hệ số trượt giá BHXH thay đổi. Cụ thể:
1. Lương hưu hàng tháng
Lương hưu
|
=
|
Tỷ lệ hưởng
|
x
|
Mbqtl
|
2. Trợ cấp 1 lần khi về hưu
Mức trợ cấp BHXH một lần sẽ được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với mức tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Hưởng BHXH 1 lần
Mức hưởng BHXH 1 lần
|
=
|
(
|
1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng tiền BHXH từ trước năm 2014
|
)
|
+
|
(
|
2 x Mbqtl x Thời gian đóng tiền BHXH sau năm 2014
|
)
|
4. Trợ cấp tuất 1 lần
➤ Đối với người đang hưởng lương hưu mất:
Mức lương
|
=
|
48
|
x
|
Lương hưu
|
-
|
0,5
|
x
|
(Số tháng đã hưởng lương hưu - 2)
|
x
|
Lương hưu
|
➤ Đối với người lao động đang đóng tiền BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng mất:
Mức hưởng
|
=
|
(
|
1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH từ trước năm 2014
|
)
|
+
|
(
|
2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi
|
)
|
Như vậy, so với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội của năm 2024, mức điều chỉnh tiền lương/thu nhập đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 hàng năm đều tăng thêm. Khi hệ số trượt giá tăng, những khoản tiền BHXH chịu ảnh hưởng phía trên cũng sẽ tăng theo, từ đó giúp đảm cho bảo quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm xã hội.
Tham khảo thêm:
>> Cách tính lương hưu BHXH;
>> Cách tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu;
>> Bảng tính tiền nhận BHXH 1 lần 2025;
>> Quy định về chế độ tử tuất BHXH;
>> Điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
V. Câu hỏi thường gặp về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội
1. Hệ số trượt giá của bảo hiểm xã hội là gì?
Hệ số trượt giá BHXH hay tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là một tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH.
Hệ số trượt giá giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ vào thời điểm hiện tại so với thời điểm trước, có ý nghĩa quan trọng trong việc bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền.
2. Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025 được dùng để tính những khoản tiền nào?
Hệ số trượt giá BHXH 2025 được dùng để tính những khoản tiền như sau:
- Lương hưu hàng tháng;
- Trợ cấp 1 lần khi về hưu;
- BHXH 1 lần;
- Trợ cấp tuất 1 lần.
>> Xem chi tiết: 4 khoản tiền bị ảnh hưởng bởi hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2025.
3. Những đối tượng nào áp dụng hệ số trượt giá BHXH 2025?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH năm 2025 bao gồm:
- Đối tượng áp dụng mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
- Đối tượng áp dụng mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Cẩm Hương - Phòng Kế toán Anpha