Hướng dẫn cách mở cơ sở - xưởng sản xuất gia công giày dép

Điều kiện mở xưởng sản xuất, may gia công giày dép nam, nữ, trẻ em. Thành lập công ty cơ sở sản xuất giày dép và hộ kinh doanh nhận may gia công giày dép. Xem ngay!

Điều kiện mở xưởng sản xuất giày dép, may gia công giày dép

1. Điều kiện về địa chỉ đăng ký xưởng sản xuất giày dép

  • Địa chỉ đăng ký mở xưởng sản xuất giày dép không được là chung cư hoặc căn hộ;
  • Địa chỉ không nằm trong khu quy hoạch của nhà nước;
  • Địa điểm chọn làm xưởng sản xuất giày dép cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy.

2. Điều kiện về tên xưởng sản xuất giày dép

  • Nếu là hộ kinh doanh thì tên xưởng sản xuất phải bao gồm 2 thành tố: “hộ kinh doanh + tên riêng của hộ”;
  • Nếu là công ty thì tên xưởng sản xuất phải bao gồm 2 thành tố: “loại hình doanh nghiệp + tên riêng của công ty”;
  • Tên riêng được tạo từ các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký tự đặc biệt;
  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty hoặc HKD đã đăng ký trước đó;
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm phong tục, truyền thống, đạo đức của dân tộc.

Tham khảo thêm:

>> Điều kiện thành lập doanh nghiệp;

>> Điều kiện thành lập hộ kinh doanh.

Quy trình mở xưởng sản xuất, may gia công giày dép

Trước khi tiến hành thủ tục mở cơ sở may gia công giày dép, bạn cần xác định 1 trong 2 loại hình kinh doanh dưới đây:

Mỗi loại hình đăng ký đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và mục đích mở xưởng sản xuất giày dép để bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo gợi ý của Kế toán Anpha như sau:

  • Nếu bạn muốn mở xưởng sản xuất giày dép với quy mô nhỏ, lẻ và không cần phải xuất hóa đơn thì mô hình hộ kinh doanh sẽ là lựa chọn phù hợp;
  • Nếu bạn muốn mở xưởng sản xuất giày dép với quy mô lớn hoặc có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa thì nên đăng ký thành lập doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu chi tiết: Xưởng gia công giày dép nên mở công ty hay hộ kinh doanh?

Dưới đây Anpha sẽ hướng dẫn bạn cách mở cơ sở, nhà máy gia công giày dép theo đúng quy định hiện hành.

1. Thành lập công ty sản xuất giày dép

➨ Hồ sơ đăng ký thành lập công ty chuyên xưởng sản xuất giày dép nữ, nam, trẻ em

Hồ sơ bao gồm mở xưởng giày dép - mô hình doanh nghiệp bao gồm:

  1. Điều lệ công ty sản xuất giày dép;
  2. Văn bản đề nghị đăng ký thành lập công ty;
  3. Danh sách cổ đông góp vốn (đối với công ty cổ phần);
  4. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH từ 2 TV trở lên);
  5. Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân (CCCD/hộ chiếu) của chủ công ty, các thành viên/cổ đông và người đại diện theo pháp luật;
  6. Một số giấy tờ liên quan khác (*).

TẢI MIỄN PHÍ:

>> Hồ sơ thành lập công ty cổ phần;

>> Hồ sơ thành lập công ty TNHH.

(*) Trong trường hợp người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật của công ty thì hồ sơ cần bổ sung các loại giấy tờ sau đây:

  1. Giấy ủy quyền của người đại diện pháp luật cho người đi nộp hồ sơ;
  2. Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân (CCCD/hộ chiếu) của người đi nộp hồ sơ.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ mở xưởng sản xuất giày dép

Bạn nộp hồ sơ thông qua 2 cách:

Lưu ý:

Hiện nay một số thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ trực tuyến. Vì vậy, trước khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty bạn cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh của tỉnh/thành phố đó để xác nhận cách thức nộp hồ sơ hợp lệ.

➨ Thời gian giải quyết 

Trong vòng 3 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ có thông báo phản hồi về việc đăng ký thành lập công ty:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ có thông báo hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung.

Tham khảo chi tiết:

>> Thủ tục, quy trình đăng ký thành lập công ty năm 2023;

>> Trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online.

2. Thành lập hộ kinh doanh sản xuất giày dép

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh sản xuất giày dép

Hồ sơ mở xưởng nhận may gia công giày dép - mô hình hộ gia đình bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị đăng ký thành lập HKD;
  2. Bản sao giấy chứng thực cá nhân (CCCD/hộ chiếu) của chủ hộ kinh doanh;
  3. Bản sao giấy chứng thực cá nhân của các thành viên hộ gia đình (nếu các thành viên tham gia góp vốn thành lập);
  4. Bản sao biên bản họp về việc quyết định thành lập HKD;
  5. Bản sao sổ đỏ hoặc hợp đồng thuê/mượn địa chỉ đăng ký thành lập HKD;
  6. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ (trường hợp người nộp không đồng thời là người đại diện pháp luật);
  7. Bản sao chứng chỉ hành nghề (nếu có).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh.

➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh sản xuất giày dép, bạn chọn 1 trong 2 cách dưới đây để nộp hồ sơ:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND quận/huyện nơi hộ kinh doanh thành lập;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến (online) tại trang dịch vụ công của quận/huyện đó.

➨ Thời gian giải quyết

Trong vòng 3 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ), Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế quận/huyện sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh, sản xuất giày dép.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục và hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

3. Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh sản xuất giày dép

Trên đơn đăng ký kinh doanh, bạn cần điền đúng và đủ mã ngành liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất giày dép cho nam, nữ, trẻ em cũng như các hoạt động dự kiến để tránh phát sinh thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh sau này.

Chi tiết ngành nghề  Mã ngành 
Sản xuất giày, dép 1520
May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 1410
Sản xuất sản phẩm từ da lông thú 1420
Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm rạ và vật liệu tết bện 1629
Sản xuất sản phẩm khác từ cao su 2219
Sản xuất sản phẩm từ plastic 2220
Sửa chữa giày, dép, hàng da và giả da 9523
Lưu ý:

Bảng mã ngành trên đây là mã ngành cấp 4 dùng cho loại hình doanh nghiệp. Xưởng sản xuất giày dép với mô hình hộ kinh doanh khi đăng ký mã ngành nghề cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn cụ thể.

>> Có thể bạn cần: Công cụ tra cứu mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam.

-------

Từ quy trình đăng ký kinh doanh mà Anpha chia sẻ phần trên bạn có thể thấy thủ tục mở xưởng sản xuất giày dép không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình xin giấy phép kinh doanh, bạn có thể tham khảo dịch vụ mở xưởng may gia công giày dép của Kế toán Anpha với các thông tin chính như sau nhé:

  • Trọn gói thành lập công ty chuyên xương sản xuất giày dép: từ 1.000.000 đồng;
  • Trọn gói thành lập hộ kinh doanh, cơ sở nhận gia công giày dép: 1.500.000 đồng.

Tham khảo chi tiết:

>> Dịch vụ thành lập công ty sản xuất giày dép;

>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh sản xuất giày dép.

GỌI NGAY

Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cơ sở sản xuất giày dép

Cơ sở, xưởng sản xuất giày dép không chỉ là nơi thực hiện các công đoạn sản xuất, mà còn là nơi chứa đựng, lưu trữ nguyên vật liệu đóng giày và thành phẩm - tiềm tàng nguy cơ cháy nổ khá cao. Vậy nên, để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình hoạt động của nhà xưởng, bạn cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, đây là công tác chủ động phòng ngừa các sự cố cháy nổ có thể xảy ra.

➨ Hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép PCCC

Hồ sơ đăng ký đủ điều kiện PCCC cho xưởng may giày dép bao gồm:

  1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hoặc HKD;
  2. Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
  3. Giấy chứng nhận phê duyệt và nghiệm thu về PCCC (bản sao);
  4. Danh sách nhân viên đã hoàn thành khóa đào tạo về PCCC;
  5. Liệt kê các phương tiện PCCC;
  6. Xây dựng các phương án chữa cháy.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC.

➨ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Tùy vào từng trường hợp xin giấy phép PCCC mà cơ quan cấp phép sẽ là:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an;
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thuộc công an cấp tỉnh.

➨ Thời gian giải quyết

Trong thời gian từ 10 -15 ngày làm việc (kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ) cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy phép PCCC nếu xưởng sản xuất giày dép đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy. Ngược lại nếu cơ sở không đủ điều kiện, cơ quan sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do từ chối.

>> Tham khảo thêm: Dịch vụ làm hồ sơ xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

Các thủ tục nên làm sau khi mở xưởng sản xuất, may gia công giày dép

Ngoài thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, giấy phép phòng cháy chữa cháy thì bạn nên tiến hành một số thủ tục pháp lý liên quan khác để xưởng giày dép hoạt động được hợp pháp và mang lại hiệu quả cao hơn.

1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền

Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường đặc biệt là đối với các mặt hàng may mặc, thời trang nói chung. Chính vì thế, để xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu, thương hiệu của xưởng may gia công, đồng thời bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh bạn nên làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho xưởng giày dép.

2. Đăng ký mã số vạch cho sản phẩm

Nếu xưởng may giày dép tự sản xuất và kinh doanh, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không phải chỉ đơn thuần là may gia công cho các thương hiệu khác thì đăng ký mã số mã vạch là thủ tục khá cần thiết. Nói cách khác, thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho giày dép là không bắt buộc. 

Tuy nhiên, với sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc và kích thước của từng loại giày dép thì việc quản lý sẽ rất khó khăn, tiêu tốn nhiều thời gian nếu bạn không có hệ thống quản lý bằng mã vạch. Do vậy, thủ tục đăng ký mã số mã vạch rất cần thiết để hỗ trợ công ty trong việc kinh doanh và quản lý hàng hóa. Đồng thời mã vạch cũng có thể giúp khách hàng nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm từ đó sẽ có lòng tin hơn về thương hiệu của xưởng giày dép.

3. Các thủ tục pháp lý bắt buộc sau thành lập

Ngoài 2 thủ tục không bắt buộc kể trên thì sau khi thành lập xưởng may gia công giày dép, bạn còn phải tiếp tục hoàn thành các yêu cầu pháp lý khác, chẳng hạn:

  • Treo biển hiệu tại xưởng giày dép gia công;
  • Tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động tại cơ sở gia công;
  • Tùy loại hình hoạt động là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh mà xưởng giày dép tiến hành các nghĩa vụ về thuế như là: làm hồ sơ khai thuế ban đầu, kê khai lệ phí môn bài, đăng ký hóa đơn điện tử, mua chữ ký số… 

Tham khảo chi tiết:

>> Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền;

>> Thủ tục đăng ký mã số mã vạch (barcode, QR code…) sản phẩm;

>> 7 việc cần làm sau khi mở xưởng gia công giày dép với mô hình doanh nghiệp.

Các câu hỏi liên quan đến việc mở xưởng sản xuất, may gia công giày dép

1. Thủ tục mở xưởng sản xuất giày dép bao gồm những gì?

Thủ tục mở xưởng sản xuất giày dép bao gồm 3 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mở xưởng sản xuất giày dép;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh: Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố hoặc UBND quận/huyện (tùy loại hình thành lập);
  • Bước 3: Chờ nhận kết quả sau 3 ngày làm việc của cơ quan cấp phép.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục mở xưởng sản xuất giày dép.


2. Điều kiện để kinh doanh sản xuất giày dép?

Để có thể mở xưởng nhận gia công giày dép, bạn cần đảm bảo một số các điều kiện như là:

  • Xác định loại hình đăng ký kinh doanh;
  • Chọn địa chỉ đăng ký xưởng sản xuất giày dép hợp pháp;
  • Đăng ký đúng mã ngành sản xuất giày dép;
  • Đăng ký tên xưởng sản xuất giày dép đúng quy định… 

>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện mở xưởng sản xuất giày dép.


3. Ngoài giấy phép kinh doanh thì mở xưởng sản xuất giày dép cần có thêm giấy phép gì?

Ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh thì mở xưởng sản xuất giày dép cần có giấy phép phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, hạn chế thấp nhất các rủi ro cháy nổ có thể xảy ra.


4. Mở xưởng sản xuất giày dép thì nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty?

  • Nếu bạn muốn mở xưởng sản xuất giày dép với quy mô nhỏ, lẻ và không cần phải xuất hóa đơn thì mô hình hộ kinh doanh sẽ là lựa chọn phù hợp;
  • Nếu bạn muốn mở xưởng sản xuất giày dép với quy mô lớn hoặc có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa thì nên đăng ký thành lập doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu cụ thể: Xưởng gia công giày dép nên mở công ty hay hộ kinh doanh?


5. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất giày dép được nộp ở đâu?

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất giày dép được nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT hoặc nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.


 Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH