Phải thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế GTGT

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là điều kiện khấu trừ thuế GTGT bắt buộc? Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt nếu không sẽ bị tội trốn thuế.

Bắt buộc chuyển khoản, thanh toán không tiền mặt để khấu trừ thuế GTGT

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024, từ ngày 01/07/2025, một trong các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, ngoại trừ một số trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định. 

Theo đó, mọi hàng hóa, dịch vụ mua vào không phân biệt giá trị đều phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (bao gồm chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử và các hình thức không dùng tiền mặt khác) mới được khấu trừ thuế GTGT

Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế GTGT, hóa đơn từ 5 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế VAT (kể cả hàng nhập khẩu) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được khấu trừ thuế. 

Trong khi đó so với Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (luật cũ) thì chỉ khi mua hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên mới cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế.

Tóm lại:

Hóa đơn ≥ 5 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế

>> Tham khảo thêm: Dịch vụ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu - Chỉ trong 45 ngày.

HKD phải nhận thanh toán không dùng tiền mặt nếu không sẽ bị tội trốn thuế?

Theo quy định của pháp luật, doanh thu tính thuế đối với hộ kinh doanh là tổng số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019, hành vi không ghi lại đầy đủ các khoản thu liên quan đến số thuế phải nộp vào sổ sách kế toán sẽ bị khép vào tội trốn thuế.

Theo đó, không có quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải nhận chuyển khoản từ khách hàng nhưng mọi khoản thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ bất kể chuyển khoản hay nhận tiền mặt đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

Trường hợp không nhận chuyển khoản để báo doanh thu thấp hơn thực tế có thể bị xem là hành vi có dấu hiệu trốn thuế. Nếu cơ quan chức năng kiểm tra hộ kinh doanh và phát hiện hành vi không nhận chuyển khoản nhằm mục đích trốn thuế thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tóm lại:

  • Không bắt buộc hộ kinh doanh phải nhận chuyển khoản;
  • Không nhận chuyển khoản để báo doanh thu thấp hơn ➜ Giảm nghĩa vụ thuế ➜ Trốn thuế.

Tham khảo thêm:

>> Cách xác định doanh thu tính thuế hộ kinh doanh - cá nhân kinh doanh;

>> Mức phạt hành vi trốn thuế.

Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt 2025 (chưa chính thức)

Căn cứ theo Điều 26 và Điểm h Khoản 3 Điều 27 Nghị định 181/2025/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Thuế giá trị gia tăng. Dưới đây là 4 điểm mới quy định về thanh toán không dùng tiền mặt áp dụng từ ngày 01/07/2025: 

  1. Hóa đơn từ 5 triệu đồng (đã bao gồm thuế VAT) phải thanh toán không dùng tiền mặt để được khấu trừ thuế GTGT;
  2. Doanh nghiệp tư nhân nước ngoài có thể dùng tài khoản cá nhân của chủ doanh nghiệp mở tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam để thanh toán đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
  3. Doanh nghiệp ủy quyền cho người lao động thanh toán chi phí kinh doanh rồi hoàn trả sau cho người lao động thì vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;
  4. Tổng các hóa đơn xuất trong 1 ngày từ cùng 1 bên bán có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì phải thanh toán không dùng tiền mặt (kể cả giá trị từng hóa đơn dưới 5 triệu đồng) để được khấu trừ thuế.

Lưu ý:

Trường hợp trong cùng 1 ngày mà nhà cung cấp xuất nhiều hóa đơn dưới 5 triệu đồng nhưng tổng giá trị của các hóa đơn đó từ 5 triệu đồng trở lên thì vẫn phải thanh toán không dùng tiền mặt.

Có thể bạn quan tâm:

>> Quy định mới về tem/hóa đơn điện tử - Theo Công điện 72;

>> Quy định mới về hóa đơn điện tử - Theo Nghị định 70;

>> Bán tạp hóa có phải dùng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

Câu hỏi liên quan đến quy định về thanh toán không dùng tiền mặt mới nhất

1. Thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt?

Thanh toán không dùng tiền mặt là không sử dụng tiền mặt trực tiếp (tiền giấy) để thanh toán mà thông qua các phương thức khác như thẻ ngân hàng, séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi…

>> Tham khảo thêm: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì.

2. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải có chứng từ chuyển khoản đúng không?

Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 và Nghị định 181/2025/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2025 hóa đơn có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế VAT (kể cả hàng nhập khẩu) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (bao gồm chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử và các hình thức không dùng tiền mặt khác) mới được khấu trừ thuế GTGT.

>> Xem chi tiết: Chuyển khoản mới được khấu trừ thuế GTGT.

3. Hàng hóa có giá trị bao nhiêu phải thanh toán không dùng tiền mặt?

Theo Nghị định 181/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, hóa đơn từ 5 triệu đồng trở lên (bao gồm thuế VAT) phải thanh toán không dùng tiền mặt.

>> Xem chi tiết: Chuyển khoản mới được khấu trừ thuế GTGT.

4. Thanh toán bằng tiền mặt có được khấu trừ thuế GTGT không?

Theo Nghị định 181/2025/NĐ-CP, các khoản mua hàng hóa, dịch vụ dưới 5 triệu đồng được thanh toán tiền mặt, còn các khoản từ 5 triệu đồng trở lên (gồm VAT) bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế GTGT.

5. Không nhận chuyển khoản (thanh toán không tiền mặt) là trốn thuế đúng không?

Hiện nay không có quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải nhận chuyển khoản từ khách hàng nhưng mọi khoản thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ bất kể chuyển khoản hay nhận tiền mặt đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

Trường hợp không nhận chuyển khoản để báo doanh thu thấp hơn thực tế có thể bị xem là hành vi có dấu hiệu trốn thuế. Nếu cơ quan chức năng kiểm tra hộ kinh doanh và phát hiện hành vi không nhận chuyển khoản nhằm mục đích trốn thuế thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

>> Xem chi tiết: Có phải không nhận thanh toán không dùng tiền mặt là trốn thuế.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH