Cách mở cửa hàng tạp hóa – xin giấy phép kinh doanh tạp hóa

Hồ sơ và thủ tục mở cửa hàng tạp hóa, mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa. Giải đáp: bán tạp hóa nhỏ có cần đăng ký kinh doanh và có phải đóng thuế không?

Cửa hàng tạp hóa là gì? 

Cửa hàng tạp hóa chủ yếu buôn bán, kinh doanh những sản phẩm đồ dùng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người như bánh, kẹo, sữa, đường, bột ngọt… 

Cửa hàng tạp hóa truyền thống thường sẽ có quy mô nhỏ hơn các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini, được làm chủ bởi cá nhân hoặc hộ gia đình.

Mở tiệm tạp hóa, bán tạp hóa nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, ngoại trừ kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì các trường hợp sau đây không cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể:

  • Hộ gia đình làm muối, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp;
  • Người buôn chuyến, bán quà vặt, hàng rong, kinh doanh thời vụ, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Vì kinh doanh tạp hóa không thuộc các trường hợp nêu trên nên dù bán tạp hóa nhỏ, mở tạp hóa ở quê hay tiệm tạp hóa lớn thì việc đăng ký hộ kinh doanh vẫn là yêu cầu bắt buộc mà cá nhân, tổ chức cần đáp ứng khi mở cửa hàng tạp hóa.

Trường hợp cá nhân, hộ gia đình mở quán tạp hóa không có giấy phép kinh doanh sẽ phải chịu mức phạt hành chính từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng (căn cứ theo quy định tại Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP). 

Cách mở cửa hàng tạp hóa - Chi tiết thủ tục đăng ký kinh doanh tạp hóa

Như vậy, để kinh doanh tạp hóa, cá nhân, tổ chức cần thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình - mở tiệm tạp hóa. Quy trình thực hiện thủ tục gồm các bước sau:

➨ Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa 

Bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa, mở tiệm tạp hóa theo mô hình hộ kinh doanh được quy định theo bảng sau:

Trường hợp cá nhân đăng ký mở cửa hàng tạp hóa, cần chuẩn bị:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa;
  2. Bản sao có chứng thực hộ chiếu/CCCD/CMND của chủ cửa hàng tạp hóa;
  3. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm mở cửa hàng tạp hóa như hợp đồng mượn nhà, hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ;
  4. Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu chủ hộ kinh doanh không trực tiếp thực hiện thủ tục).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình góp vốn mở cửa hàng tạp hóa, cần chuẩn bị thêm bản sao có chứng thực: 

  1. Hộ chiếu/CCCD/CMND của các thành viên hộ gia đình;
  2. Biên bản họp về việc mở cửa hàng tạp theo mô hình HKD của các thành viên hộ gia đình;
  3. Văn bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ cửa hàng của các thành viên hộ gia đình.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ mở cửa hàng tạp hóa

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ mở cửa hàng tạp hóa đến Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện

Dưới đây là 2 cách thức nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh mà bạn có thể áp dụng:

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp quận, huyện;
  2. Nộp hồ sơ đăng ký bán tạp hóa qua mạng tại trang dịch vụ công của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh. 

➨ Bước 3: Chờ UBND cấp quận, huyện xét duyệt hồ sơ và trả kết quả

Thời gian xét duyệt hồ sơ đăng ký mở cửa hàng tạp hóa theo mô hình hộ kinh doanh tại UBND cấp quận, huyện là trong khoảng 3 - 5 ngày làm việc. Tùy vào tính hợp lệ của hồ sơ mà kết quả hồ sơ có thể là:

  • Giấy phép thành lập hộ kinh doanh tạp hóa (hồ sơ hợp lệ);
  • Văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ (hồ sơ chưa hợp lệ). 

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa

➨ Bước 4: Đăng ký giấy phép con

Trường hợp quán tạp hóa đăng ký kinh doanh các mặt hàng, ngành nghề có điều kiện như bán lẻ thuốc lá, rượu… thì để đi vào hoạt động chính thức một cách hợp pháp, bạn cần thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép con (giấy phép bán lẻ thuốc lá, giấy phép bán lẻ rượu…).

Xem thêm: 

>> Thủ tục xin giấy phép con;

>> Xin giấy phép bán lẻ rượu;

>> Xin giấy phép bán lẻ thuốc lá.

---------

Để đơn giản hóa quy trình, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức thực hiện và sớm nhận giấy phép kinh doanh tạp hóa theo mô hình hộ kinh doanh, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Kế toán Anpha - xong mọi thủ tục trong khoảng từ 3 ngày làm việc, bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu.

GỌI NGAY

Mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa, bán tạp hóa nhỏ tại nhà

Bạn có thể tham khảo các mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa mà Anpha chia sẻ dưới đây khi đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bán tạp hóa mini tại nhà:

Mã ngành Ngành nghề
4610 Môi giới hàng hóa
4632

Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, đường, chè, cà phê, rau quả, thủy sản, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ tinh bột, bột, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm sữa…

4690 Bán buôn tổng hợp
4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lào, thuốc lá chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
4719 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
4721 Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
4724 Bán lẻ sản phẩm thuốc lào, thuốc lá trong các cửa hàng chuyên doanh

Những điều cần biết khi mở cửa hàng tạp hóa, bán tạp hóa nhỏ tại nhà

1. Bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không?

Ngoại trừ trường hợp trong năm dương lịch, cửa hàng tạp hóa có doanh thu từ hoạt động kinh doanh ít hơn 100 triệu đồng thì cá nhân, tổ chức mở cửa hàng tạp hóa theo mô hình HKD bắt buộc phải nộp các loại thuế sau:

Lưu ý:

Dù có phải nộp thuế hay không thì cửa hàng tạp hóa vẫn phải tiến hành kê khai, nộp hồ sơ thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ thuế đã nộp. 

Xem thêm:

>> Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp - chi tiết cách tính;

>> Trọn gói kế toán thuế hộ kinh doanh tạp hóa.

2. Lệ phí đăng ký kinh doanh tạp hóa là bao nhiêu?

Lệ phí đăng ký kinh doanh tạp hóa không cố định mà tùy thuộc vào quyết định của mỗi địa phương và được quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt cửa hàng tạp hóa.

3. Những lưu ý quan trọng cần nắm rõ để đăng ký hộ kinh doanh bán tạp hóa thành công

Để đăng ký hộ kinh doanh thành công, nhanh chóng được cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn cần lưu ý đảm bảo đúng các quy định về đối tượng đăng ký, cách đặt tên, địa điểm đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, ngành nghề đăng ký kinh doanh…

>> Xem chi tiết: 7 lưu ý cần biết khi đăng ký hộ kinh doanh

------------

Trường hợp muốn kinh doanh các hàng hóa, mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người với quy mô lớn hơn, bạn có thể cân nhắc mở siêu thị mini.

>> Xem thêm: Mở siêu thị mini - Chi tiết điều kiện, mã ngành, thủ tục (tải mẫu miễn phí).

Các câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng tạp hóa nhỏ 

1. Bán tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?

Có. Kinh doanh cửa hàng tạp hóa không thuộc trường hợp không cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nên cá nhân, hộ gia đình bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình.

>> Xem chi tiết: Mở tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh?


2. Bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không?

Có. Hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa bắt buộc phải nộp đầy đủ 3 loại thuế là thuế GTGT, thuế TNCN, thuế môn bài (trừ trường hợp tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm dương lịch của tiệm tạp hóa dưới 100 triệu đồng).


3. Mã ngành kinh doanh tạp hóa là gì?

Dưới đây là các mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa bạn có thể tham khảo khi đăng ký kinh doanh quán tạp hóa: mã ngành 4610, mã ngành 4632, mã ngành 4690, mã ngành 4711, mã ngành 4719, mã ngành 4721, mã ngành 4722… 

>> Xem chi tiết: Mã ngành nghề kinh doanh tạp hóa.


4. Chi phí mở cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu?

Tổng chi phí mở cửa hàng tạp hóa theo mô hình hộ kinh doanh tại Anpha là từ 1.500.000 đồng - hoàn thành thủ tục và bàn giao kết quả chỉ sau khoảng từ 3 ngày làm việc. 

>> Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa.


5. Mở cửa hàng tạp hóa nhưng không đăng ký kinh doanh có sao không?

Theo quy định tại Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, trường hợp bạn kinh doanh cửa hàng tạp hóa mà không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH